Viện Huyết Học Truyền Máu Trung Ương

Địa chỉ

Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Website:https://vienhuyethoc.vn/
Hotline:967 89 16 16

CHUYÊN KHOA

Khoa Tế bào – Tổ chức học, Khoa Đông máu, Khoa Hóa sinh, Khoa Huyết thanh học nhóm máu, Khoa Miễn dịch, Khoa Di truyền và sinh học phân tử, Khoa Vi sinh

GIỚI THIỆU

Viện Huyết học  Truyền máu Trung ương ra đời vào ngày 31/12/1984. Viện thành lập trên cơ sở sáp nhập hai đơn vị là Khoa Huyết học – Truyền máu và Phòng Bệnh máu (C5).Sự ra đời của Viện Huyết học và Truyền máu đánh dấu bước trưởng thành không ngừng của đội ngũ cán bộ chuyên khoa và khẳng định nhu cầu tất yếu phải phát triển chuyên khoa Huyết học – Truyền máu để đáp ứng cho công tác cấp cứu và điều trị.

Viện Huyết học Truyền máu Trung Ương
Viện Huyết học Truyền máu Trung Ương

Viện đã trở thành cơ sở điều trị bệnh máu và cơ quan tạo máu lớn nhất cả nước, được người bệnh và nhân dân tin tưởng. Từ chỗ chỉ có một đơn nguyên lâm sàng là Phòng Bệnh máu (C5) với 35 giường bệnh, sau 35 năm, Viện đã có 8 đơn vị lâm sàng, số lượng người bệnh điều trị nội trú luôn duy trì từ 1.200 – 1.300 người mỗi ngày.

Năm 2019, bệnh nhân đến khám là 154.829 lượt (gấp trên 41 lần so với năm 2004), bệnh nhân điều trị nội trú là 41.480 lượt (gấp trên 12 lần so với năm 2004). Đến 2006 viện đã thực hiện được 400 ca ghép, trở thành đơn vị ghép tế bào gốc nhiều nhất và có chất lượng tại Việt Nam. Năm 2014, Viện đã thành lập Ngân hàng tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng và thực hiện thành công ghép tế bào gốc từ máu dây rốn không cùng huyết thống vào đầu năm 2015,

Viện có chức năng và nhiệm vụ ở thời kỳ này bao gồm:

  • Nghiên cứu việc lấy máu, trữ máu, sử dụng máu, điều chế các thành phẩm của máu nhằm đảm bảo yêu cầu kịp thời an toàn, hợp lý, tiết kiệm.
  • Nghiên cứu việc dự phòng và điều trị các bệnh về máu cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của người Việt Nam.Nghiên cứu điều chế một số sinh phẩm sử dụng cho các xét nghiệm chẩn đoán về máu.
  • Nghiên cứu chuẩn hóa các xét nghiệm về máu và đề xuất những quy định chuyên môn kỹ thuật trong việc lấy máu và truyền máu để áp dụng thống nhất trong cả nước.
  • Cùng với Trường Đại học Y Hà Nội đào tạo và bổ túc cán bộ chuyên khoa Huyết học và Truyền máu.
  • Phổ biến các kiến thức về chuyên khoa; Biên soạn các tài liệu phổ thông về cho máu, nhận máu để cùng với Nhà nước tuyên truyền bảo vệ sức khỏe, phổ biến rộng rãi trong nhân dân.
  • Theo dõi, hướng dẫn giúp đỡ về chuyên môn kỹ thuật mạng lưới chuyên khoa Huyết học và Truyền máu trong cả nước.
  • Tổ chức quản lý xây dựng Viện trên cơ sở những quy định về chế độ, chính sách đã được Nhà nước và Bộ Y tế ban hành.
Khoa Điều chế máu
Khoa Điều chế máu

Về lĩnh vực Huyết học: Viện đã xây dựng được hệ thống phòng xét nghiệm hàng đầu ở Việt Nam trong lĩnh vực Huyết học với đội ngũ chuyên gia, cán bộ, nhân viên tâm huyết, giàu kinh nghiệm, thường xuyên cập nhật những kỹ thuật tiên tiến trên thế giới. Áp dụng xét nghiệm sinh học phân tử vào chẩn đoán trước sinh các bệnh máu di truyền trên cả mẫu tế bào ối và tế bào phôi, chẩn đoán các ca bệnh khó, theo dõi các ca bệnh điều trị bằng phương pháp nhắm đích, ghép tế bào gốc.

Về lĩnh vực Truyền máu: Viện đã xây dựng được Trung tâm Máu Quốc gia đồng bộ, hoàn chỉnh từ tuyên truyền, vận động hiến máu, tổ chức tiếp nhận máu, sàng lọc, điều chế, lưu trữ, phân phối máu và các chế phẩm máu với công suất lớn, kỹ thuật hiện đại.

Hiện tại, Viện có gần 1.000 cán bộ, nhân viên với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong chẩn đoán, điều trị các bệnh về máu, cơ quan tạo máu cũng như dịch vụ truyền máu. Là đơn vị chuyên khoa đầu ngành, Viện thực hiện chỉ đạo chuyên môn, đào tạo cán bộ chuyên khoa, phát triển chuyên khoa sâu về Huyết học – Truyền máu để tăng cường năng lực chẩn đoán và điều trị bệnh máu, bảo đảm cung cấp máu và chế phẩm máu an toàn cho nhu cầu điều trị tại Hà Nội và các tỉnh, thành lân cận.

Trong suốt 35 năm hình thành và phát triển, Viện Huyết học Truyền máu Trung Ương đã đạt nhiều thành tự to lớn, góp phần công lao trong việc chăm sóc sức khỏe. Vì vậy, đội ngũ cán bộ và nhân viên y tế luôn nỗ lực không ngừng nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị, vì sức khỏe của người bệnh, của “dòng máu Việt”.