Đái rắt: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Đái rắt là tình trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày với lượng nước tiểu rất ít, gây bất tiện trong sinh hoạt. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tiểu rắt hiệu quả.

Tổng quan bệnh Đái rắt

Tiểu rắt là gì?

Đái rắt (tiểu rắt) là một triệu chứng có thể gặp trong rất nhiều bệnh lý khác nhau. Tiểu rắt là tình trạng không thể kiểm soát được quá trình đi tiểu, người bệnh mất khả năng kiểm soát bàng quang dẫn đến tiểu són ra ngoài, thậm chí nhiều trường hợp cần phải mang tã. Đây là chứng bệnh thường gặp ở nhiều người.

Đái rắt 
Đái rắt 

Nguyên nhân bệnh Đái rắt

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu rắt, cụ thể như:

  • Do bệnh viêm bàng quang kẽ dẫn đến đau bụng dưới hoặc hố chậu, tiểu cấp, tiểu nhiều lần;
  • Do bàng quang co thắt không kiểm soát gây nên tình trạng tiểu gấp; tiểu nhiều lần; ngay cả khi bàng quang ít nước tiểu; kèm theo là tiểu không kiểm soát
  • Do bệnh ung thư bàng quang khi khối u phát triển; xâm lấn; chèn ép bàng quang dẫn tới chảy máu, tiểu nhiều lần
  • Do sự xuất hiện của sỏi hoặc một số dị vật cọ xát gây kích thích cổ bàng quang nên có hiện tượng tiểu nhiều lần, tiểu không hết
  • Tình trạng giảm tiết các hormon từ tuyến thượng thận do suy tuyến thượng thận
  • Do các bệnh lý tuyến tiền liệt như: u xơ tuyến tiền liệt, tuyến tiền liệt tăng sinh gây chèn ép vào niệu đạo, kích thích bàng quang dẫn đến cảm giác muốn đi tiểu làm bệnh nhân phải đi tiểu nhiều lần
  • Do viêm tuyến tiền liệt
  • Tình trạng hẹp niệu đạo có thể do u xơ tiền liệt tuyến lành tính, bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm niệu đạo mạn tính gây đi tiểu nhiều
  • Ngoài ra một số bệnh nội tiết cũng dẫn đến các biểu hiện đi tiểu nhiều lần
  • Do tổn thương các dây thần kinh ảnh hưởng đến dây thần kinh điều khiển hoạt động của bàng quang dẫn tới hiện tượng đi tiểu nhiều lần, đi tiểu gấp
  • Mệt mỏi, stress làm người bệnh trầm cảm, rối loạn giấc ngủ dẫn tới đi tiểu nhiều lần
  • Việc sử dụng thuốc lợi tiểu trong điều trị tăng huyết áp hoặc điều trị thừa dịch cũn gây ra hiện tượng đi tiểu nhiều lần.

Triệu chứng bệnh Đái rắt

Bệnh tiểu rắt có các dấu hiệu, biểu hiện bệnh như sau:

  • Cảm giác muốn đi tiểu, tiểu không kiểm soát được diễn ra thường xuyên hơn;
  • Có cảm giác đau khi đi tiểu, đi tiểu ra máu, nước tiểu màu hồng, có thể có cục máu đông trong nước tiểu;
  • Có cảm giác đau bụng dưới, bàng quang căng tức, đau vùng lưng hông.

Khi đi tiểu ra máu kèm những dấu hiệu: thay đổi màu sắc, độ đục của nước tiểu, không nhịn được tiểu lâu, đi tiểu nhiều lần trong ngày nhưng không liên quan đến uống ít hay nhiều nước, người mệt mỏi, sút cân… là những biểu hiện khi bệnh đã nặng.

Đối tượng nguy cơ bệnh Đái rắt

Bệnh đi tiểu rắt là một bệnh rất phổ biến hiện nay có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng thường ảnh hưởng đến nữ giới nhiều hơn nam giới (60% số người mắc chứng tiểu không kiểm soát là nữ).

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ tiểu không kiểm soát, bao gồm:

  • Giới tính: nữ giới dễ bị tiểu không kiểm soát do chịu đựng việc tăng áp lực ổ bụng.
  • Tuổi tác: với những người lớn tuổi, cơ bàng quang và niệu đạo yếu đi, làm giảm lượng nước tiểu mà bàng quang có thể chứa được và tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Thừa cân: làm tăng áp lực lên cơ bàng quang và các cơ lân cận, làm nước tiểu rỉ ra khi ho hoặc hắt hơi.
  • Các bệnh lý thần kinh hoặc tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ tiểu không kiểm soát.

Phòng ngừa bệnh Đái rắt

Để phòng ngừa bệnh tiểu rắt, có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Hạn chế uống nước nhiều vào buổi tối để giảm việc đi tiểu về đêm;
  • Hạn chế sử dụng các loại đồ uống có cồn (rượu, bia), các loại nước có gas;
  • Hạn chế hoặc giảm việc uống nước chè và cà phê;
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm có tính axit như nước vắt cam, chanh, bưởi, cà chua, khế, sấu, dưa muối chua;
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm, gia vị nóng và ngọt

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Đái rắt

Để chẩn đoán bệnh tiểu rắt, có thể sử dụng các biện pháp chẩn đoán để kiểm tra bàng quan có hoạt động hiệu quả không, cụ thể như sau:

  • Xem xét tiểu sử bệnh lý;
  • Chụp X-quang;
  • Xét nghiệm máu;
  • Nước tiểu và các xét nghiệm khác.

Ngoài ra, cũng có thể cần làm thêm các xét nghiệm chuyên biệt về niệu động học như đo áp lực trong bàng quang, lưu lượng nước tiểu và lượng nước tiểu còn lại trong bàng quang sau khi tiểu tiện.

  • Tổng phân tích nước tiểu;
  • Ghi nhật ký đi tiểu;
  • Đo lượng nước tiểu tồn dư sau khi đi tiểu;
  • Xét nghiệm niệu động học;
  • Soi bàng quang;
  • Chụp bàng quang;
  • Siêu âm vùng chậu.

Các biện pháp điều trị bệnh Đái rắt

Tiểu rắt làm sao hết?

Bệnh đái rắt không những gây khó chịu trong cuộc sống sinh hoạt, làm việc hàng ngày mà còn để lại nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới đường tiết niệu cũng như đường sinh dục. Vì vậy cần nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và cách loại bỏ kịp thời.

  • Phương pháp làm khỏe cơ thắt vùng chậu là bước đầu tiên để kiểm soát tiểu không kiểm soát do tăng áp lực ổ bụng.
  • Tập đi vệ sinh vào những thời điểm nhất định trong ngày.
  • Phẫu thuật có thể được chỉ định để điều trị tiểu không kiểm soát do tăng áp lực ổ bụng.

Ngoài ra, biện pháp tối ưu và hiệu quả là duy trì chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt khoa học để hạn chế các nguy cơ mắc bệnh.