Bệnh viêm tuyến vú hay còn gọi là viêm tuyến sữa là tình trạng viêm nhiễm ở một hay nhiều ống dẫn sữa của vú, thường liên quan đến việc cho con bú và có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán và chữa trị triệt để. Viêm tuyến vú có thể do nhiễm khuẩn hoặc không nhiễm khuẩn.
Nội dung
Tổng quan bệnh Viêm tuyến vú
Bệnh viêm tuyến vú (viêm tuyến sữa) là tình trạng viêm nhiễm tại một hay nhiều ống dẫn sữa, thường liên quan đến việc cho con bú. Bệnh tình sẽ trở nên nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân bệnh Viêm tuyến vú
Các nguyên nhân viêm tuyến vú có thể là:
- Bệnh nhân cho con bú sai kỹ thuật dẫn đến sữa bị mắc kẹt trong vú gây ra viêm nhiễm.
- Ống dẫn sữa bị tắc làm cho sữa chảy ngược vào trong vú, từ đó dẫn viêm nhiễm;
- Vi khuẩn từ mũi và miệng của trẻ thông qua những vết nứt ở núm vú hoặc qua tuyến sữa khi cho bú xâm nhập vào vú.
Triệu chứng bệnh Viêm tuyến vú
Dấu hiệu viêm tuyến vú có thể xuất hiện đột ngột, với các triệu chứng sau:
- Vú bị sưng đỏ tại chỗ bị tắc;
- Phần trên của vú bị căng, tức;
- Có cảm giác nóng rát trong vú, đau nhức. Cảm giác này có thể liên tục hoặc trong những lúc cho con bú;
- Có cảm giác rùng mình ớn lạnh, chán ăn, sốt cao kéo dài.
Hầu hết các trường hợp bị viêm tuyến vú sẽ có cảm giác, triệu chứng như cúm trong vài giờ trước khi thấy vú bị đau âm ỉ và ửng đỏ.
Khi có bất kỳ các biểu hiện, dấu hiệu nào của bệnh, cần theo dõi, kịp thời đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính sách tình trạng bệnh và có phác đồ điều trị hiệu quả nhất.
Đường lây truyền bệnh Viêm tuyến vú
Bệnh viêm tuyến vú không lây truyền từ người này sang người khác.
Đối tượng nguy cơ bệnh Viêm tuyến vú
Phụ nữ đang cho con bú là đối tượng có nguy cơ cao bị viêm tuyến vú nhất.
Thông thường, viêm tuyến vú sẽ xảy ra trong vòng 06 đến 12 tuần đầu tiên sau khi sinh, cũng có thể xảy ra trong quá trình cho con bú.
Có các yếu tố sau làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tuyến vú:
- Thường xuyên cho con bú trong tuần đầu sau sinh;
- Vú bị loét hoặc nứt;
- Không thay đổi tư thế khi cho con bú khiến sữa không thể chảy ra hết được;
- Có tiền sử mắc bệnh viêm tuyến vú trước đó;
- Sử dụng áo ngực quá chật;
- Cơ thể mệt mỏi, căng thẳng kéo dài trong thời kỳ chăm con.
Phòng ngừa bệnh Viêm tuyến vú
Để phòng ngừa bệnh viêm tuyến vú, có thể kể đến một số biện pháp sau:
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe để theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn;
- Giữ vệ sinh khi cho con bú để hạn chế tác nhân gây khô nứt da;
- Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ, uống nhiều nước để tránh mất nước;
- Dùng miếng bảo vệ đầu vú trong trường hợp đầu vú bị nứt
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Viêm tuyến vú
Để chẩn đoán bệnh viêm tuyến vú, có thể sử dụng các biện pháp sau:
Dựa trên những triệu chứng và khám lâm sàng.
Xét nghiệm máu kiểm tra tuyến sữa hoặc lấy mẫu mô ở miệng trẻ để chẩn đoán.
Khi các dấu hiệu của bệnh không mất đi ngay khi sử dụng kháng sinh, có thể phải làm thêm sinh thiết (một thủ thuật lấy ra một mô nhỏ ở vú để xét nghiệm qua kính hiển vi) để chắc chắn không bị ung thư vú.
Các biện pháp điều trị bệnh Viêm tuyến vú
Viêm tuyến vú điều trị thế nào?
Để điều trị viêm tuyến vú có các biện pháp sau:
- Khi tình trạng bệnh còn nhẹ, có thể điều trị tại nhà kết hợp với sử dụng thuốc do bác sĩ kê toa
- Có thể chườm nước đá hoặc nước ấm để giảm đau;
- Duy trì chế độ ăn uống khoa học, giữ gìn sức khỏe và cho con bú đúng cách cũng là một trong những phương pháp điều trị viêm tuyến vú bước đầu tại nhà.
Khi tình trạng bệnh không thuyên giảm sau khi đã sử dụng kháng sinh, có thể do xuất hiện áp xe (hình thành mủ) trong vú. Trong trường hợp này, cần được phẫu thuật rút mủ ngay lập tức.
- Bệnh áp xe vú là gì? Nguyên nhân dẫn đến bệnh áp xe vú
- Tắc tia sữa: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- Dị ứng sữa: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- Những hậu quả nghiêm trọng nếu không thông tắc tia sữa kịp thời
- U tuyến thượng thận: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị