8 CÁCH GIÚP CHỮA ĐAU DẠ DÀY ĐƠN GIẢN, HIỆU QUẢ TỨC THÌ
Đau dạ dày là một bệnh tiêu hóa rất phổ biến và ngày càng có xu hướng tăng về số lượng người mắc phải với các triệu chứng đa dạng. Để chữa đau dạ dày, thay vì dùng thuốc tây có thể để lại các tác dụng phụ thì dưới đây là 10 cách giúp chữa đau dạ dày đơn giản, hiệu quả tức thì cho mọi lứa tuổi.
Nếu bạn cảm thấy cơn đau thường dữ dội, xuất hiện nhiều lần thì tốt nhất bạn nên đặt lịch khám trực tiếp với các bác sĩ đầu ngành để được tư vấn điều trị tại các bệnh viện uy tín nhanh chóng qua MeApp của chúng tôi:
BỎ TÚI 8 MẸO CHỮA ĐAU DẠ DÀY CẤP TỐC TẠI NHÀ.
1 UỐNG NHIỀU NƯỚC
70% cơ thể chúng ta là nước, cơ thể con người cần nước để thấp thu và tiêu hóa thực phẩm nạp vào hàng ngày. Cơ thể khi bị thiếu nước sẽ làm cho quá trình tiêu hóa trở nên khó khăn và có nguy cơ dẫn đến đau dạ dày.Do đó bổ sung đầy đủ lượng nước cho cơ thể sẽ giúp tiêu hóa tốt và giảm những cơn đau dạ dày.
Với những người trưởng thành lượng nước được khuyến nghị là khoảng 2 lít nước mỗi ngày, với trẻ nhỏ sẽ ít hơn, dao động từ 950ml tới 1,2 lít nước mỗi ngày. Không chỉ giảm đau dạ dày mà bổ sung đầy đủ nước còn giúp cải thiện làn da, giảm đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua.
2 SỬ DỤNG GỪNG ĐÚNG CÁCH
Gừng tươi là một trong những phương pháp lâu đời mà ông bà ta hay sử dụng từ xa xưa để chữa đau dạ dày. Nếu bạn hay bị khó chịu trong bụng hay buồn nôn thì hãy sử dụng gừng tươi trong các bữa ăn hàng ngày hoặc có thể uống một tách trà gừng mỗi ngày để cải thiện tình trạng dạ dày.
3 DÙNG NGHỆ KẾT HỢP VỚI MẬT ONG
Nghệ và mật ong có chứa những chất chống viêm tự nhiên, do đó có thể giúp giảm viêm các vết loét, giảm đau dạ dày. Người bệnh cần chuẩn bị tinh bột nghệ và mật ong, pha với nước ấm với tỷ lệ 100ml – 10g tinh bột nghệ – 2 thìa mật ong. Sử dụng trước bữa ăn, ngày từ 2-3 ly đều đặn trong 1, 2 tháng bạn sẽ cảm thấy tình trạng được cải thiện rõ rệt.
4 KHÔNG ĂN THỨC ĂN KHÓ TIÊU HÓA
Ngày nay mọi người có xu hướng ăn ngoài, ăn đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên rán nhiều hơn. Các thực phẩm đó có chứa nhiều chất có hại cho sự tiêu hóa của dạ dày như acid, dầu mỡ, thực phẩm từ lúa mì, thức ăn cay nóng… Bạn nên hạn chế hoặc tránh ăn các loại thức ăn này để có thể giúp bạn làm dịu cơn đau dạ dày và giảm bớt sự khó chịu cùng những cơn đau dai dẳng.
5 DÙNG QUẢ SUNG
Phương pháp này nghe có vẻ xa lạ hơn nhưng lại rất hiệu quả để chữa đau dạ dày. Quả sung có chứa các loại chất đặc biệt giúp nhuận tràng, giảm chứng khó tiêu và táo bón, hỗ trợ nhu động ruột hoạt động tốt hơn. Hiện nay có nhiều sản phẩm sơ chế quả sung trong các gian hàng thực phẩm dễ dàng cho mọi người sử dụng hơn sung tươi. Bạn có thể bổ sung quả sung vào bữa ăn của mình để làm giảm cơn đau dạ dày tại nhà.
6 TRÁNG HÚT THUỐC VÀ ĐỒ UỐNG CÓ CỒN, CÓ GA
Hút thuốc lá và uống đồ uống có cồn, có ga sẽ kích ứng đường tiêu hóa, dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày (GERD). Không chỉ có vậy, sử dụng các chất trên có thể khiến tình trạng của bạn trở nên nghiêm trọng và khó chữa hơn. Vậy nên để chữa bệnh đau dạ dày, bạn nên từ bỏ thuốc lá và các đồ uống chứa chất kích thích nhé.
7 ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHẾ ĐỘ ĂN “BRAT”
Phương pháp này nghe có vẻ xa lạ với nhiều người nhưng thật ra lại vô cùng đơn giản để chữa đau dạ dày tại nhà. Trong trường hợp đau dạ dày diễn biến tới tiêu chảy, các bác sĩ sẽ gợi ý bạn phối hợp chế độ ăn BART là viết tắt của Bananas (chuối), Rice (cơm), Applesauce (sốt táo), Toast (bánh mì).
Lý do các bác sĩ gợi ý phương pháp ăn trên là vì chúng không chứa những hợp chất gây kích ứng dạ dày, cổ họng hoặc ruột, bên cạnh đó chúng còn giàu kali và magie giúp bổ sung vitamin và chất khoáng cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý chế đố này không thích hợp cho người thiếu chất, suy dinh dưỡng.
8 KHI NÀO NÊN THĂM KHÁM BÁC SĨ VÀ SỬ DỤNG THUỐC
Khi kết hợp các phương pháp trên trong một thời gian mà thấy tình trạng bệnh không thuyên giảm mà còn nặng hơn thì bạn nên đi khám tại các cơ sở y tế uy tín để được thực hiện các biện pháp chẩn đoán bệnh: Chụp X-quang nuốt Bari, Nội soi (EGD), Sinh thiết nội soi.
SỬ DỤNG DỊCH VỤ ĐẶT KHÁM ONLINE TẠI NHÀ CỦA MEAPP ĐỂ ĐƯỢC THĂM KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ SỚM NHẤT:
Thông tin liên quan:
Triệu chứng cảnh báo bạn đã mắc viêm loét dạ dày