Phù chân voi còn gọi là bệnh giun chỉ bạch huyết, tên khoa học là podoconiosis, là tình trạng viêm tắc hệ thống bạch huyết ở chân, tay, bộ phận sinh dục. Làm các bộ phận này sưng to, biến dạng quá mức mà nguyên nhân do giun chỉ gây ra.
Nội dung
Tổng quan bệnh Chân voi
Bệnh chân voi hay còn được gọi là phù chân voi là biến chứng của nhiễm giun chỉ bạch huyết. Bệnh lưu hành chủ yếu ở các nước nóng ẩm và xảy ra do muỗi truyền ấu trùng giun chỉ sang người. Giun chỉ ký sinh ở hệ thống bạch huyết từ đó là tổn thương các bạch mạch gây ứ dịch tại các chi phù to lên nên được gọi là bệnh phù chân voi. Chữa bệnh chân voi tùy thuộc vào các giai đoạn của bệnh, chủ yếu điều trị có tác dụng tốt vào giai đoạn sớm. Tuy nhiên ở giai đoạn sớm này bệnh thường dễ bị bỏ qua do các biểu hiện bệnh âm thầm. Với giai đoạn muộn đặc biệt khi đã có các biến chứng về mạch kết quả điều trị thường hạn chế, tùy trường hợp có thể phẫu thuật.
Nguyên nhân bệnh Chân voi
Nguyên nhân bệnh chân voi là do giun chỉ. Trên thế giới phát hiện 3 loài giun chỉ gây bệnh cho người là Wuchereria bancrofti (W. bancrofti), Brugia malayi (B. malayi) và Brugia timori (B.timori). Ở nước ta, chỉ phát hiện được 2 loài là W. bancrofti và B. malayi (B.malayi).
Đặc điểm
- Loài W. bancrofti thường khu trú ở hệ thống bạch huyết vùng bẹn hoặc ở nách. Giun chỉ W. bancrofti trưởng thành trông như sợi chỉ, màu trắng đục dài từ 25 – 40 mm, chiều ngang khoảng 0,1 mm. Giun W. bancrofti cái có chiều dài khoảng 60 – 100 mm.
- Ấu trùng B. malayi có ái tính với hạch bộ phận sinh dục và vùng thận. Về hình thái giun chỉ B. malayi gần giống như giun chỉ W. bancrofti. Giun đực có kích thước khoảng 22,8 x 0,08 mm, giun cái khoảng 55 x 0,16 mm.
- Giun đực và cái thường cuộn vào nhau do đó gây cản trở mạch bạch huyết.
Khả năng tồn tại ngoài môi trường:
Ấu trùng giun chỉ và giun chỉ trưởng thành đều không tồn tại ở môi trường tự nhiên, chỉ tồn tại trong cơ thể người và trong cơ thể muỗi truyền bệnh.
Triệu chứng bệnh Chân voi
Bệnh chân voi là biểu hiện rõ nhất trong giai đoạn biến chứng của nhiễm giun chủ. Triệu chứng của bệnh chân voi phụ thuộc vào từng giai đoạn như sau:
- Giai đoạn ủ bệnh: là thời gian được tính từ khi ấu trùng giun được đưa vào cơ thể đến khi phát triển thành giun trưởng thành.
- Tiếp theo là giai đoạn khởi bệnh: biểu hiện các triệu chứng không rõ rành tùy thuộc vào từng trường hợp và dễ nhầm với các bệnh khác. Bệnh nhân thường xuất hiện sốt, viêm mạch ở các chân nách hoặc vùng bẹn kèm theo nổi hạch.
- Cuối cùng là giai đoạn toàn phát: giai đoạn này hệ thống mạch bạch huyết đã bị tổn thương dẫn đến các biến chứng.
Biểu hiện của giai đoạn toàn phát/biến chứng:
- Xuất hiện phù chân voi. Bệnh nhân sẽ có các đợt phù xuất hiện liên tục, da dần dần trở nên dày, phù dần từ dưới lên trên. Đa số các trường hợp bị phù một bên chân, thường gặp nhất là phù đều cả bàn chân, có thể lan tới đùi. Da bệnh nhân càng ngày càng dày và cứng, trên da có thể xuất hiện những vết loét do tình trạng thiếu dưỡng.
- Viêm bộ phận sinh dục: gồm viêm thừng tinh, viêm tinh hoàn, tràn dịch màng tinh. Các trường hợp nặng, bộ phận sinh dục có thể phù to như bìu voi, vú voi nhưng không đỏ và hoàn toàn không đau (nên được gọi là phù voi). Viêm bộ phận sinh dục gây ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.Ngoài ra bệnh nhân giảm trầm trọng khả năng lao động, sinh hoạt, các hoạt động sinh lý và ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ.
- Tiểu ra dưỡng chấp: nước tiểu trắng đục như nước vo gạo, nhưng để lâu không lắng, đôi khi có thể có lẫn máu. Một số trường hợp có quá nhiều dưỡng chấp trong nước tiểu, khi đó để nước tiểu lâu có thể bị đông lại.
Đường lây truyền bệnh Chân voi
Bệnh chân voi không lây trực tiếp từ người bị bệnh sang người lành mà phải qua trung gian truyền bệnh là muỗi. Nếu muỗi đốt người bệnh và bị nhiễm ấu trùng sau đó đốt người khác thì có thể lây bệnh sang người khác.
Đối tượng nguy cơ bệnh Chân voi
- Khí hậu nóng ẩm, vệ sinh môi trường kém, nơi ở ẩm thấp: là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của muỗi do đó những vùng có khí hậu nóng ẩm thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Ngủ không mắc màn: tạo điều kiện cho muỗi truyền ấu trùng giun chỉ chỉ vào cơ thể.
Phòng ngừa bệnh Chân voi
Bệnh chân voi là một bệnh do muỗi truyền nên công tác phòng bệnh có vai trò quan trọng trong việc giảm tỷ lệ mắc bệnh: để phòng bệnh cần thực hiện các nội dung sau:
- Vệ sinh môi trường xung quanh thường xuyên, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, vứt bỏ lu vại vỡ quanh nhà.
- Phòng tránh muỗi đốt bằng cách ngủ mùng che màn, chọn quần áo sáng màu, buổi tối mặc quần dài, áo kín tay để hạn chế muỗi đốt
- Tiêu diệt muỗi, diệt nguồn lây bệnh: tham gia cùng cơ quan chức năng trong các đợt phát động chiến dịch tiêu diệt muỗi.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Chân voi
Bệnh chân voi có thể dễ dàng được nhận ra trên lâm sàng khi đã có triệu chứng chân phù to, nhưng đối với các trường hợp khác có thể thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán sớm.
- Xét nghiệm máu: có ấu trùng giun chỉ.
- Xét nghiệm dịch dưỡng chấp: có thể phát hiện ấu trùng giun chỉ.
- Xét nghiệm miễn dịch hấp phụ có gắn men ELISA.
- Sinh thiết hạch bạch huyết làm giải phẫu bệnh.
- Siêu âm, chụp mạch bạch huyết: phát hiện các tổn thương của hệ bạch huyết.
Các biện pháp điều trị bệnh Chân voi
Các phương pháp điều trị bệnh chân voi bao gồm
Liệu pháp phức hợp điều trị suy giảm (Complex decongestive therapy-CDT)
CDT vẫn được coi là tiêu chuẩn quốc tế về chăm sóc điều trị phù bạch huyết nói chung hay bệnh chân voi nói riêng, bao gồm hai giai đoạn: tấn công và duy trì.
Mục tiêu của CDT là để tăng thoát bạch huyết; để giảm sưng, khó chịu, xơ hóa và nguy cơ viêm mô tế bào; và để cải thiện tình trạng chức năng và chất lượng cuộc sống. Giai đoạn tấn công gồm sử dụng một kỹ thuật xoa bóp được gọi là thoát bạch huyết thủ công (MLD), băng bó ngắn, các bài tập để tạo và tăng cường cơ chế bơm bên trong, chăm sóc da và giáo dục trong việc tự quản lý. Chăm sóc da là cần thiết để ngăn ngừa nhiễm trùng, kiểm soát sự xâm nhập của vi khuẩn và nấm, loại bỏ sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong các kẽ hở trên da và làm ẩm da để tránh khô và nứt nẻ da.
Giai đoạn duy trì thường liên quan đến việc sử dụng (các) quần áo nén vào ban ngày, với các bệnh nhân ở giai đoạn nặng hơn đòi hỏi phải nén về đêm bằng cách băng bó hoặc thay thế bằng thiết bị nén và thiết bị nén tùy chỉnh. MLD và tập thể dục tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong điều trị duy trì phù bạch huyết.
Phương pháp phẫu thuật
Mặc dù phẫu thuật không phải là thuốc chữa bệnh, đôi khi các phẫu thuật này được xem xét khi CDT và các phương pháp khác không thể làm giảm triệu chứng. Phẫu thuật cắt bỏ hoặc gỡ rối và hút mỡ để giúp giảm các mô dư thừa, và thường được dành riêng cho những bệnh nhân có khả năng di chuyển và chất lượng cuộc sống bị giảm nghiêm trọng do bệnh. Ngoài ra, một số tái tạo bạch huyết vi phẫu mới hơn, bao gồm bỏ qua bạch huyết, chuyển hạch bạch huyết và ghép bạch huyết, đang được chú ý.
- AIDS là gì? Triệu chứng thường gặp và các biện pháp điều trị bệnh AIDS
- Tăng huyết áp, nguyên nhân chính dẫn tới đột quỵ nguy hiểm
- Xét nghiệm đường huyết, cân bằng lượng đường trong máu
- Bạch biến có nguy hiểm không? Cơ hội điều trị bệnh bạch biến
- Truyền nước tại nhà vừa an toàn, hiệu quả, lại tiết kiệm thời gian cho bạn