Hiếm muộn là một tình trạng bệnh lý của cặp vợ chồng. Hiếm muộn do rất nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do người vợ, do người chồng hoặc do cả hai. Theo thống kê, tần suất hiếm muộn do người vợ và do người chồng là tương đương nhau.
Nội dung
1. Hiếm muộn là gì ?
Hiếm muộn là tình trạng một cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản giao hợp đều đặn, và không sử dụng các biện pháp tránh thai, sau 6 tháng (đối với vợ từ trên 35 tuổi) hoặc 12 tháng (đối với vợ dưới 35 tuổi) mà chưa thụ thai tự nhiên.
Đây là một tình trạng bệnh lý của cặp vợ chồng. Gồm hai loại là hiếm muộn nguyên phát và hiếm muộn thứ phát:
- Hiếm muộn nguyên phát được sử dụng đối với một cặp vợ chồng chưa từng có thai lần nào.
- Hiếm muộn thứ phát chỉ những cặp vợ chồng đã có thai ít nhất một lần, nay muốn tiếp tục sinh đẻ nhưng không thể có thai được.
2. Nguyên nhân gây ra hiếm muộn ở các cặp vợ chồng
Nguyên nhân do người chồng:
- Bất thường trong chất lượng và số lượng tinh trùng.
- Các rối loạn chức năng cương dương vật (bất lực) và rối loạn về phóng tinh (xuất tinh ngược dòng. Xuất tinh sớm làm giảm khả năng có thai.
- Người chồng bị suy tuyến sinh dục nguyên phát, thứ phát, nhiễm trùng đường sinh dục, quai bị, giãn tĩnh mạch thừng tinh. Tiếp xúc với các hóa chất, phóng xạ làm cho tinh trùng yếu, giảm hoặc không có tinh trùng.
- Nghiện rượu bia, nghiện thuốc lá.
- Cấu trúc của bộ phận sinh dục có bất thường như không có ống dẫn tinh, tắc ống dẫn tinh, tinh hoàn ẩn hay dãn tĩnh mạch thừng tinh,…
Nguyên nhân do người vợ:
- Những người đã từng đốt lạnh hay đốt điện cổ tử cung làm phá hủy các tế bào tiết chất nhầy, tổn thương cổ tử cung sau khi sinh.
- Viêm nhiễm cổ tử cung cũng có thể ảnh hưởng tới khả năng sống của tinh trùng.
- Những phụ nữ trước kia đã có nhiễm trùng sinh dục như viêm cổ tử cung, viêm tử cung viêm ống dẫn trứng làm chít hẹp hoặc tắc ống dẫn trứng. Do đó trứng không thể di chuyển vào buồng tử cung.
- Những phụ nữ trước đây đặt vòng tránh thai, nạo thai, sẩy thai hoặc thai ngoài tử cung cũng sẽ làm thay đổi cấu trúc bình thường của tử cung và ống dẫn trứng như dính buồng tử cung hoặc tắc ống dẫn trứng.
- Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như dị dạng tử cung, u xơ tử cung, trước đó có phẫu thuật vùng chậu, viêm vùng chậu….
3. Các xét nghiệm để chẩn đoán hiếm muộn
Các xét nghiệm thông thường được thực hiện trong việc chẩn đoán hiếm muộn có thể thực hiện, đó là:
Xét nghiệm ở người chồng: Ở người chồng, xét nghiệm quan trọng nhất đó là xét nghiệm tinh trùng tinh dịch đồ. Nếu đã từng xét nghiệm mà không thấy tinh trùng, người chồng có thể phải xét nghiệm máu và khám Nam khoa chuyên sâu.
Xét nghiệm ở người vợ:
- Người vợ cần phải thực hiện xét nghiệm máu đánh giá dự trữ buồng trứng: Nồng độ Anti-Mullerian Hormone (AMH). Nồng độ FSH và Estradiol, số lượng trứng, chất lượng buồng trứng có còn tốt không. Có rối loạn nội tiết kiểu buồng trứng đa nang không,…
- Siêu âm tử cung, buồng trứng nhằm phát hiện vòi trứng. Nếu có bị ứ dịch trong một số trường hợp, có u xơ tử cung trong tử cung không, có u buồng trứng hay buồng trứng đa nang không.
- Chụp X quang (HSG) để kiểm tra lòng tử cung và vòi trứng. Nếu vòi trứng bị tắc 2 bên thì không thể có thai tự nhiên được.
- Các xét nghiệm khác như: Siêu âm phụ khoa, nội soi buồng tử cung và ổ bụng dưới chỉ định bác sĩ.
4. Các phương pháp điều trị
Hiếm muộn gây ảnh hưởng rất lớn tới hạnh phúc hôn nhân của các cặp vợ chồng. Sự phát triển của y học và khoa học kĩ thuật với những bước tiến lớn đã tạo ra những phương pháp hỗ trợ sinh sản có thể giúp khắc phục tình trạng hiếm muộn, như:
- Bơm tinh trùng vào buồng trứng
- Thụ tinh nhân tạo: thụ tinh trong ống nghiệm theo phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (Intra-cytoplasmic sperm injection – ICSI),. Chuyển phôi giai đoạn phôi nang – phôi ngày 5, hỗ trợ phôi thoát màng (Assisted hatching – AH).
- Trưởng thành noãn trong ống nghiệm (Intra-cytoplasmic sperm injection – IVM).
- Lấy tinh trùng bằng thủ thuật.
- Trữ lạnh tinh trùng noãn, phôi; cho – nhận noãn, tinh trùng, phôi.
- Điều trị rối loạn nội tiết, phẫu thuật điều trị vô sinh,…
Hiếm muộn do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Do đó, cả vợ cả chồng đều cần tới bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chẩn đoán để tìm hiểu nguyên nhân, và từ đó bác sĩ mới chỉ định phương pháp điều trị thích hợp mang lại kết quả.
Liên hệ ngay với chúng tôi qua cổng dịch vụ y tế Meapp để được hỗ trợ tư vấn miễn phí : 19002134