Cân nặng khi mang thai không chỉ phản ánh sức khỏe của mẹ mà còn cho thấy sự phát triển của bào thai trong tử cung. Mức tăng cân khi mang thai được ước tính dựa vào cân nặng của thai phụ trước khi mang thai.
Nội dung
1. Nguyên nhân mẹ bầu tăng cân nhanh khi mang thai
Việc khi mang thai; tăng cân nhanh hay tăng cân mất kiểm soát lâu nay luôn khiến nhiều mẹ bầu lo lắng. Đặc biệt, tình trạng béo phì ở mẹ dễ gây khó khăn khi siêu âm, thậm chí dẫn tới dị tật bẩm sinh ở trẻ.
Ở giai đoạn ốm nghén đầu thai kỳ, nhiều mẹ thèm ăn các đồ ăn vặt như bim bim, trà sữa,… hay đồ chiên, nướng vốn ít bổ dưỡng lại khiến mẹ tăng cân khó kiểm soát. Mẹ cần hạn chế đồ ăn vặt lại, thay bằng các loại hoa quả, rau củ lành mạnh thì càng tốt.
Ngoài ra, có một số mẹ trong thời gian ốm nghén thường mệt mỏi, chán ăn, khi các triệu chứng nghén dần qua thì tự nhủ sẽ “ăn bù”.Việc cố gắng hấp thụ quá nhiều chất dinh dưỡng trong thời gian ngắn cũng là nguyên nhân dẫn đến tăng cân.
Nhiều người cho rằng bà bầu ăn càng nhiều càng tốt bởi đã ăn là ăn cho 2 người, càng nhiều dưỡng chất thì mẹ và bé càng khoẻ, nhưng quan niệm đó vốn là sai lầm, dẫn đến những hậu quả khó lường.
Một nguyên nhân khác khiến phụ nữ dễ mang thai cực kỳ phổ biến mà nhiều mẹ không để ý đó chính là tình trạng lười vận động. Trong thai kỳ, có thể mẹ sẽ vì cảm giác mệt mỏi, chán ăn mà chỉ muốn nằm, ngồi một chỗ, ít di chuyển để còn giữ sức.
Tuy nhiên điều này chỉ càng khiến mọi thứ đi theo chiều hướng xấu hơn; càng ít vận động; sức khoẻ mẹ càng không được cải thiện; thức ăn tiêu hoá kém hiệu quả và cân nặng cứ thế tăng lên.
2. Tăng cân trong quá trình mang thai có ảnh hưởng gì
+ Ảnh hưởng cho mẹ :
- Con to gây khó sinh
- Nguy cơ sinh mổ cao
- Tiểu đường thai kì
- Tiền sản giật
- Sinh non
- Rạn da
- Đau lưng, đau chân, phù chân và khó khăn trong đi lại
+ Ảnh hưởng tới thai nhi:
- Bất thường về tim: Mẹ bầu tăng cân quá mức gây tăng nguy cơ bị dị tật thai nhi. Điển hình nhất là những bất thường ở buồng tim; dẫn đển xác suất tử vong cao khi ở trong bụng mẹ.
- Ngạt khi sinh: Sinh thai nhi quá to cũng là nguyên nhân chính khiến tỉ lệ các mẹ chọn đẻ mổ không ngừng tăng. Khi thai nhi quá to. Quá trình chuyển dạ ở mẹ gặp nhiều khó khăn do đầu thai nhi to, không lọt xuống thấp, gây rối loạn cơn gò. Ngay cả khi đầu thai nhi đã lọt thấp xuống, quá trình sinh nở vẫn diễn ra chậm, đầu dễ bị chèn ép vào khung chậu, xương vai mắc kẹt ở khoang chậu mẹ. Nếu xử lý không kịp thời, có thể con sẽ bị ngạt, dễ gây tử vong.
- Rối loạn chuyển hóa sau sinh: Những bé sinh nặng cân, sau khi sinh thường dễ bị hạ đường huyết, hạ canxi huyết, kéo theo một loạt những nguy hiểm: hạ thân nhiệt; suy hô hấp; suy tuần hoàn. Nếu nguy hiểm hơn bé có thể bị xuất huyết não dẫn đến bại não. Các bé sơ sinh thừa cần đều có nguy cơ bị bệnh đái tháo đường nhiều hơn các bé khác.
- Chấn thương khi sinh: Thai nhi quá to dẫn đến sinh khó, các bé dễ bị chấn thương, đặc biệt khi sinh có trợ giúp (giác hút, phoóc-xép).
3. Mẹ bầu tăng cân bao nhiêu là hợp lý ?
Nếu người mẹ có cân nặng bình thường trước khi mang thai (BMI khoảng 18,5 – 24,9): mức tăng cân lý tưởng của người mẹ là 10 – 12 kg, cụ thể như sau:
- 3 tháng đầu (quý I): tăng 1 kg
- 3 tháng giữa (quý II): tăng 4 – 5 kg
- 3 tháng cuối (quý III): tăng 5 – 6 kg
Nếu người mẹ nhẹ cân (BMI: <18,5): mức tăng cân nên đạt khoảng 25% so với cân nặng trước khi mang thai, thông thường là 12,7 – 18,3 kg.
Nếu trước khi mang thai mẹ bị thừa cân, béo phì (BMI từ 25 trở lên): mức tăng cân lý tưởng là 15% cân nặng trước khi mang thai, thông thường là 7-11,3 kg.
Trường hợp người mẹ mang song thai: nên tăng khoảng 16-20,5 kg.
4. Lời khuyên giúp bà bầu kiểm soát cân nặng, thai nhi tăng cân khỏe mạnh
Mẹ bầu cần bổ sung những chất và ăn gì cho thai nhi tăng cân, mẹ bầu tham khảo những thực phẩm sau nhé:
- Sắt và canxi giúp thai nhi phát triển hệ xương chắc khỏe
- Chất béo giúp phát triển trí não và tăng cân cho thai nhi
- Sữa, trứng, thịt bò, gan động vật
- Các loại hạt
- Vitamin và chất xơ giúp tăng sức đề kháng
- Gạo lức
- Quả bơ
- Nước cam
Hơn nữa, mẹ bầu nên thực hiện các chỉ dẫn sau để ổn định cân nặng khi mang thai
- Xây dựng nhật ký ăn uống
- Theo dõi số lượng thực phẩm dung nạp mỗi ngày
- Không bỏ bữa sáng
- Dẹp bỏ suy nghĩ ăn cho 2 người
- Chia phần ăn thành nhiều bữa nhỏ
- Ăn chậm, nhai kĩ
- Uống nhiều nước mỗi ngày
- Chú ý lượng calo trong thực phẩm
- Tập thể dục đều đặn
- Thăm khám và xin ý kiến từ bác sĩ
Hi vọng với những gợi ý nhỏ trên sẽ là những lời khuyên bổ ích giúp các mẹ bầu trải qua thời kỳ dưỡng thai thật an toàn và khỏe mạnh.