Đâu là nguyên nhân và dấu hiệu cho thấy đây là một cơn chóng mặt tư thế kịch phát lành tính? Liệu có phải cơn chóng mặt lành tính cũng thực sự “lành tính” không?
Nội dung
- Tổng quan bệnh Chóng mặt kịch phát lành tính
- Nguyên nhân bệnh Chóng mặt kịch phát lành tính
- Triệu chứng bệnh Chóng mặt kịch phát lành tính
- Đường lây truyền bệnh Chóng mặt kịch phát lành tính
- Đối tượng nguy cơ bệnh Chóng mặt kịch phát lành tính
- Phòng ngừa bệnh Chóng mặt kịch phát lành tính
- Các biện pháp chẩn đoán bệnh Chóng mặt kịch phát lành tính
- Các biện pháp điều trị bệnh Chóng mặt kịch phát lành tính
Tổng quan bệnh Chóng mặt kịch phát lành tính
Chóng mặt kịch phát lành tính là cảm giác di chuyển hay quay trong của bản thân hoặc đồ đạc xung quanh mà người bệnh thấy ở trạng thái động hay tĩnh. Nguyên nhân gây ra tình trạng chóng mặt thường do gặp một số vấn đề ở tai trong. Những cơn chóng mặt này thường không kéo dài, chỉ thoáng qua.
Đối với một số người, chóng mặt kịch phát lành tính do tư thế có thể sẽ tự khỏi sau vài ngày hay vài tuần, sau đó có thể lại bị tái phát.
Nguyên nhân bệnh Chóng mặt kịch phát lành tính
Nguyên nhân dẫn tới bệnh chóng mặt kịch phát lành tính là do vấn đề ở tai trong.
Vì bên trong tai có một hệ thống là hệ thống tiền đình ốc tai giúp cho chúng ta giữ được thăng bằng khi di chuyển. Nó bao gồm ba cấu trúc hình vòng lặp có chứa chất lỏng và cảm biến khi xoay đầu. Các cấu trúc khác của tai theo dõi chuyển động của đầu lên và xuống, trái và phải, vị trí đứng của đầu liên quan đến trọng lực. Các cơ quan tai trong có chứa tinh thể làm cho nhạy cảm với chuyển động và trọng lực.
Vì một lý do nào đó, những tinh thể trong tai có thể sai vị trí, khi đó có thể di chuyển một trong các kênh bán nguyệt nhất, là khi đang nằm. Điều này dẫn tới kênh bán nguyệt trở nên nhạy cảm với những thay đổi tư thế của đầu, từ đó gây nên hiện tượng chóng mặt.
Một nguyên nhân khác gây dẫn tới hiện tượng chóng mặt là khi cơ quan tai trong bị ảnh hưởng bởi những tình trạng như nhiễm trùng, viêm tai trong,… hoặc thậm chí là phẫu thuật tai hay trong quá trình định vị cột sống kéo dài
Chóng mặt kịch phát lành tính thường kết hợp với chấn thương đầu nghiêm trọng ở thời vị thành niên.
Triệu chứng bệnh Chóng mặt kịch phát lành tính
Triệu chứng khi bị chóng mặt kịch phát lành tính là cảm giác xoay vòng hoặc nghiêng ngả. Hiện tượng này xảy ra khi di chuyển đầu theo một hướng nhất định như xoay đầu nhanh, cúi người xuống, lăn trên giường, chạy vòng tròn hoặc lật ngửa đầu ra sau.
Chóng mặt kịch phát lành tính có thể kéo dài trong vòng một hoặc hai phút, hiện tượng này có thể kéo dài hơn. Tình trạng bệnh nhẹ hoặc nặng nhưng đủ để làm cho ta cảm thấy khó chịu như:
- Chóng mặt
- Choáng
- Đứng không vững
- Cảm giác bản thân hay môi trường xung quanh đang di chuyển hoặc đang quay
- Mất cân bằng
- Mắt mờ kết hợp với cảm giác chóng mặt
- Buồn nôn, ói mửa
Các giai đoạn chóng mặt kịch phát lành tính thường xảy ra bộc phát và biến mất sau đó, và thường đi kèm với chuyển động mắt bất thường. Tuy nhiên nếu những dấu hiệu này kéo dài và kèm theo một số triệu chứng khác như:
- Chóng mặt khác trước hoặc đau nhức đầu dữ dội.
- Sốt 38 độ C hoặc cao hơn
- Có cảm giác nhìn đôi hoặc mất thị giác
- Nghe kém
- Nói chuyện khó khăn
- Yếu cánh tay, chân
- Mất ý thức
- Té ngã hoặc gặp khó khăn khi đi bộ
- Tê hoặc ngứa
- Đau ngực, nhịp tim nhanh hoặc chậm
Nếu người bệnh có kèm theo các triệu chứng trên thì cần đến gặp bác sĩ vì rất có thể người bệnh đang gặp phải một vấn đề nghiêm trọng ví dụ như đột quỵ hoặc tình trạng bệnh về tim.
Đường lây truyền bệnh Chóng mặt kịch phát lành tính
Bệnh chóng mặt kịch phát lành tính không lây truyền được từ người bệnh sang người khỏe mạnh.
Đối tượng nguy cơ bệnh Chóng mặt kịch phát lành tính
Chóng mặt kịch phát lành tính có thế xảy ra ở mọi lứa tuổi, ở cả nam và nữ. Nhưng bệnh chủ yếu gặp ở độ tuổi trung niên và ở nữ giới có nguy cơ mắc phải tình trạng này nhiều hơn nam giới gấp hai lần. Hiếm gặp ở những người trẻ tuổi dưới 20 tuổi.
Tần suất bị chóng mặt kịch phát tư thế là khoảng 2,4% và các tính toán khác từ 10-64%/100.000 người trong dân số nói chung. Tuy nhiên, trên thực tế tần suất còn cao hơn, những con số thống kê được thường bị nhầm lẫn hoặc do sai số.
Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh chóng mặt kịch phát lành tính:
Chóng mặt kịch phát lành tính thường xảy ra ở người từ 50 tuổi trở lên, nhưng vẫn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở nữ giới nhiều hơn nam giới.
Những người bị tai nạn ở đầu hoặc có bất kỳ rối loạn nào khác của cơ quan cân bằng trong tai có thể dẫn tới bệnh chóng mặt kịch phát lành tính.
Phòng ngừa bệnh Chóng mặt kịch phát lành tính
Những biện pháp phòng ngừa bệnh chóng mặt kịch phát lành tính bao gồm:
Khi bị chóng mặt thì cần có chế độ ăn hợp lý
Khi có sự thay đổi tăng hoặc giảm về thể tích dịch trong các thành phần của tai trong thì có thể gây khởi phát cơn chóng mặt. Vì vậy, những bệnh nhân thường bị tái phát cơn chóng mặt cần điều chỉnh chế độ ăn để tránh làm thay đổi thể tích dịch ở các cơ quan trong cơ thể bằng cách:
- Uống nước mỗi ngày đủ 2 lít. Bổ sung thêm nước nếu bị khát, hoặc khi có cảm giác đầu nhẹ bồng bềnh, vận động nhiều hay thời tiết nóng.
- Hạn chế các loại thức ăn và uống những đồ ăn, đồ uống ngọt hoặc mặn, vì chúng sẽ làm tăng thể tích dịch của cơ thể và của tai trong.
- Hạn chế uống cà phê hay thức uống có cồn như rượu bia vì sẽ làm tình trạng ù tai nặng hơn và gây lợi tiểu làm mất nước.
Ngoài ra, không ăn những loại thực phẩm có chứa acid amin tyramine như rượu vang đỏ, thịt xông khói, gan gà, chocolate, sữa chua… vì nó có thể gây khởi phát bệnh Migraine là thể nhức đầu kèm theo triệu chứng chóng mặt.
Một số chất có thể làm nặng thêm các triệu chứng rối loạn tiền đình
Một số chất có thể làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình ví dụ như:
- Chất Nicotine ( có trong thuốc lá, thuốc lào, gây biến chứng teo hẹp mạch máu trong cơ thể, làm tăng huyết áp, và làm giảm máu đến vùng tai trong).
- Thuốc kháng viêm không steroid (ví dụ như: Aspirin có thể làm ù tai hơn; Ibuprofen gây giữ nước, rối loạn chất điện giải),
Chú ý
Những trường hợp chóng mặt kịch phát lành tính do tư thế có thể được khắc phục khi thực hiện một số biện pháp sau ở ngay tại nhà:
Tránh thay đổi tư thế đột ngột: đặc biệt từ tư thế Nằm để đứng dậy hay xoay đầu. Hãy tưởng tượng trong đầu có 1 ly nước đầy, khi đổi tư thế không được làm “sánh đổ nước” ra ngoài vì sẽ gây chóng mặt. Từ tư thế Nằm phải chuyển từ từ sang Ngồi, giữ nguyên tư thế trong một ít phút, rồi mới từ từ đứng dậy. Luôn giữ đầu nhìn thẳng phía trước, không cúi xuống hay xoay đầu qua lại.
Cố gắng nằm nghỉ ngơi trên giường, tránh ánh sáng chói vì phần lớn các cơn chóng mặt sẽ tự mất đi sau vài tuần. Tránh lo lắng, căng thẳng tinh thần, hạn chế suy nghĩ, đọc sách, xem tivi. Tránh lái xe, điều khiển máy móc hay trèo thang khi bị chóng mặt hay khi đang uống những thuốc điều trị chóng mặt gây buồn ngủ
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Chóng mặt kịch phát lành tính
Để chẩn đoán bệnh chóng mặt kịch phát lành tính có 4 test cơ bản:
- Test lắc đầu: Nếu mắt giật ngược lại để chỉnh thẳng phía trước (test dương tính) kết luận chóng mặt ngoại biên. Nếu mắt không giật để chỉnh thẳng phía trước (test âm tính), nguyên nhân trung ương
- Test mắt ( tìm nystagmus): chuyển động không tự nguyện từ bên này sang bên đối diện, bằng cách nhìn vào một điểm cố định rồi di chuyển điểm đó theo chiều dọc hoặc cả 2 hướng.
- Nghiệm pháp Dix-Hallpike: là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán chóng mặt. nếu test gây giật nhãn cầu dọc đơn thuần đi kèm dạng đập hoặc xoay, triệu chứng không giảm khi lặp lại nghiệm pháp.
- Nghiệm pháp Romberg: Nhắm và mở mắt
Ngoài ra cần một số các xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây ra tình trạng chóng mặt chẳng hạn như:
Ghi điện rung giật nhãn cầu bằng hai cách là ENG hoặc VNG. Mục đích của các thử nghiệm này là để phát hiện bất thường của chuyển động mắt. ENG là sử dụng các điện cực hoặc VNG dùng máy ảnh nhỏ, việc đo chuyển động mắt không tự nguyện trong khi đầu được đặt ở các tư thế khác nhau, có thể xác định xem chóng mặt là do bệnh tai trong, hoặc các cơ quan cân bằng được kích thích bằng nước hay không khí. Các xét nghiệm khác có thể đánh giá khả năng duy trì tư thế thẳng đứng trong điều kiện dễ dàng và khó khăn.
Chụp cộng hưởng từ (MRI). Kỹ thuật này sử dụng từ trường và sóng radio để tạo ra hình ảnh mặt cắt ngang của đầu và cơ thể. Bác sĩ có thể sử dụng những hình ảnh để xác định và chẩn đoán một loạt các vấn đề. MRI có thể được thực hiện để loại trừ u thần kinh – khối của dây thần kinh mang âm thanh và thông tin từ tai trong đến não, hoặc tổn thương khác mà có thể là nguyên nhân gây chóng mặt.
Các biện pháp điều trị bệnh Chóng mặt kịch phát lành tính
Để giúp giảm chóng mặt lành tính, bác sĩ thính học hoặc vật lý trị liệu có thể làm thủ tục phục hồi chức năng tiền đình.
Phục hồi chức năng tiền đình
Thực hiện tại phòng của bác sĩ, thủ tục phục hồi chức năng tiền đình bao gồm thay đổi một số tư thế đầu chậm đơn giản. Mục đích là để di chuyển các hạt từ các chất lỏng chứa trong kênh bán nguyệt của tai trong tới khu vực túi mở ở một trong ốc tai nơi mà các hạt này không gây ra rắc rối và được hấp thụ lại dễ dàng hơn. Mỗi vị trí cho khoảng 30 giây sau khi xuất hiện triệu chứng bất kỳ hoặc chuyển động mắt bất thường. Thủ tục này thường có hiệu quả sau khi một hoặc hai liệu trình điều trị.
Sau khi thủ tục, phải tránh nằm bằng hoặc đặt tai được điều trị phía dưới ngày hôm đó. Đối với những đêm đầu tiên, nên nâng cao đầu trên gối. Điều này cho phép các hạt nổi trong mê cung có thời gian để vào tiền phòng và được hấp thụ lại bởi các chất dịch trong tai trong.
Ngày sau khi làm thủ tục, hạn chế sẽ được dỡ bỏ và sẽ bắt đầu tự chăm sóc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bác sĩ có thể sẽ dạy thực hiện các thủ tục tự phục hồi chức năng tiền đình để có thể làm điều đó ở nhà trước khi kiểm tra lại.
Phẫu thuật
Trong những tình huống hiếm khi các thủ tục phục hồi chức năng tiền đình không hiệu quả, bác sĩ có thể khuyên nên tiến hành phẫu thuật trong đó nút đệm xương được sử dụng để chặn các phần tai trong gây chóng mặt. Nút đệm sẽ ngăn ngừa hạt từ kênh bán nguyệt di chuyển vào tai để đáp ứng với di chuyển đầu nói chung. Tỷ lệ thành công phẫu thuật lớn hơn 90 phần trăm.