Có tiền sử lưu thai vậy lần mang thai sau liệu có giữ được ?

Thai chết lưu là thai bị chết, lưu lại trong tử cung, không phát triển thành thai trưởng thành. Hiện tượng này cần được phát hiện, can thiệp sớm để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Những nguyên nhân thường gặp gây thai lưu đến từ cả người mẹ và thai nhi.

lưu thai
lưu thai

1. Thai lưu là gì ?

Thai lưu là tình trạng thai nhi chết trong bụng mẹ trước khi được sinh ra. Thông thường, thai chết lưu sẽ tồn tại trong buồng tử cung 48 giờ, sau đó mới xổ ra ngoài. Thai chết lưu dễ nhầm với sảy thai do đều là tình trạng thai chết trong bụng mẹ. Tuy nhiên, chúng có cách phân biệt dựa vào độ tuổi của thai.

Thai chết lưu được phân loại dựa vào thời điểm mà xảy ra:

  • Một thai chết sớm là xảy ra trong khoảng từ 20 đến 27 tuần tuổi.
  • Một thai chết muộn xảy ra giữa 28 và 36 tuần tuổi.
  • Một thai kỳ hạn xảy ra giữa 37 tuần tuổi hoặc lâu hơn.

2. Dấu hiệu thai chết lưu

  • Tim thai bất thường, không còn nghe thấy tim thai khi siêu âm
  • Tình trạng ốm nghén không còn, không còn thèm ăn như những tuần trước đó
  • Xuất huyết âm đạo
  • Bụng co cứng, cảm giác nặng nề
  • Bầu vú không còn căng cứng, ngực tự động tiết sữa non
  • Sốt cao, chóng mặt
  • Cử động thai bất thường, không còn thấy thai máy
  • Đau lưng dữ dội, bị chuột rút liên tục
  • Vỡ nước ối dù chưa có dấu hiệu chuyển dạ
dấu hiệu thai lưu
dấu hiệu thai lưu

3. Nguyên nhân là gì?

Về phía bố mẹ

  • Mẹ bầu mắc hội chứng antiphospholipid
  • Bố hoặc mẹ có bất thường về nhiễm sắc thể
  • Bố hoặc mẹ bị giang mai
  • Mẹ bị nhiễm virus Rubella
  • Bất đồng nhóm máu giữa thai nhi và mẹ do yếu tố RH – và RH +, hoặc bất đồng nhóm máu giữa bố mẹ
  • Mẹ bị tiền sản giật
  • Tử cung của mẹ dị thường bẩm sinh
  • Mẹ bị cao huyết áp, đái tháo đường
  • Tiền sử gia đình có người bị các bệnh lý về đông máu như huyết khối, thuyên tắc phổi, viêm tĩnh mạch huyết khối
  • Mẹ tiếp xúc với hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, carbon monoxide  carbon monoxide

Về phía thai nhi

Khi gặp phải các vấn đề dưới đây, thai có nguy cơ cao bị chết lưu:

  • Rối loạn nhiễm sắc thể do gen di truyền hoặc trong quá trình thụ tinh, phát triển phôi có sự đột biến
  • Thai dị dạng như vô sọ, não úng thủy, phù rau thai
  • Bánh rau thai xơ hóa khiến thai nhi không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất từ mẹ dẫn đến thai chết lưu
  • Trường hợp đa thai nhưng thai phát triển không đều có thể khiến 1 thai hoặc tất cả thai bị chết lưu.
  • Suy dinh dưỡng bào thai: Trong thai kỳ, nếu thai chậm phát triển quá mức cũng dễ bị chết lưu

Về phía phần phụ của bào thai

  • Lượng nước ối bất thường , quá ít hoặc quá nhiều cũng khiến thai bị chết lưu
  • Nhau thai bị xơ hóa, bị bong khiến thai nhi không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng dẫn đến chết lưu
  • Dây rốn bị chèn ép, bị xoắn, bị rối và quấn vào cổ thai nhi khiến thai chết lưu
thai lưu
thai lưu

4. Những ai có nguy cơ bị thai lưu?

Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị thai lưu gồm:

  • Mang bầu quá sớm, dưới 15 tuổi hoặc quá muộn, trên 35 tuổi
  • Mẹ bầu mang song thai hoặc đa thai
  • Phụ nữ thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá trong khi mang thai
  • Phụ nữ béo phì
  • Phụ nữ đã có sẵn các bệnh nền trước khi mang bầu như bệnh động kinh, cao huyết áp, tiểu đường…

5. Mẹ bầu cần làm gì để ngăn ngừa thai chết lưu

  • Áp dụng lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống cân bằng.
  • Tăng lượng hấp thu axit folic khi mang thai vì nó làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh.
  • Đừng bỏ lỡ bất kỳ một cuộc hẹn khám thai nào .
  • Duy trì tăng cân khỏe mạnh trong suốt thai kỳ bằng cách tham gia các bài tập thấp đến trung bình, nếu được bác sĩ khuyên dùng.
  • Nhận siêu âm thai kỳ sớm.
  • Được sàng lọc các nguy cơ mang thai và xác định những bất thường tăng trưởng của bào thai.
  • Kiểm tra và quản lý tăng huyết áp và tiểu đường trước và trong khi mang thai.
  • Theo dõi chuyển động của thai nhi từ quý thứ hai.
  • Trong trường hợp mang thai quá hạn, cảm ứng dấu hiệu cơn đau đẻ là điều cần thiết .
  • Hãy cẩn thận khi đi lại để tránh tai nạn ngã té. Tránh mang giày cao gót và đeo dây an toàn khi đi trong xe hơi.
  • Lựa chọn thức ăn tự nấu tại nhà vì nó làm giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
thai chết lưu
thai chết lưu

6. Có tiền sử lưu thai thì liệu lần mang thai sau có khỏe mạnh ?

Bạn từng trải qua quãng thời gian đau khổ vì mất con? Bạn đừng lo lắng bi quan vì có rất nhiều nhiều phụ nữ có thai lưu và họ đã sinh em bé khỏe mạnh trong lần mang thai kế tiếp. Tuy nhiên, để giúp ngăn ngừa các vấn đề trong tương lai, cần xác định nguyên nhân của thai lưu.

Liên hệ tư vấn ngay với chúng tôi qua hotline 19002134 để có một thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ và bé nhé!