HỘI CHỨNG BÀN CHÂN PHẲNG CÓ CẦN ĐIỀU TRỊ KHÔNG?

Theo y học, bàn chân phẳng là một bệnh lý, nếu không điều trị có thể ảnh hưởng đến hệ thống xương khớp, đặc biệt là cột sống. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về nhận biết dấu hiệu bàn chân bẹt và cách điều trị.

Tổng quan bệnh Bàn chân phẳng

Bàn chân phẳng là hiện tượng khi vòm ở lòng bàn chân bị phẳng, toàn bộ lòng bàn chân chạm vào sàn nhà khi đứng lên.

Đây là hiện tượng khá phổ biến, không phân biệt giới tính, độ tuổi hay vùng miền.

Bàn chân phẳng
Bàn chân phẳng

Nguyên nhân gây bệnh

Hiện tượng bàn chân phẳng hay bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ là bình thường ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi do vòm bàn chân chưa phát triển hết. Tuy nhiên, có một số người không bao giờ phát triển vòm này. 

Nhiều trẻ có bàn chân bẹt nhưng vẫn linh hoạt, trong đó vòm có thể nhìn thấy khi trẻ ngồi hoặc đứng trên đầu ngón chân, nhưng biến mất khi trẻ đứng. Những trẻ có bàn chân phẳng linh hoạt mà không có vấn đề gì. Vòm bàn chân sẽ có thể thấp dần theo thời gian, gân chạy dọc theo bên trong mắt cá chân giúp hỗ trợ vòm bàn chân sẽ bị hao mòn.

Triệu chứng của bệnh

Đa số mọi người không có dấu hiệu hoặc triệu chứng liên quan đến bệnh, tuy nhiên cũng có nhiều người có bàn chân phẳng bị đau chân, đặc biệt là gót chân hay khu vực vòm. Các cơn đau này có thể tăng lên khi hoạt động hoặc bị sưng dọc theo bên trong mắt cá chân cũng có thể xảy ra.

Khi có các biểu hiện bệnh sau nghĩa là tình trạng bệnh đã ảnh hưởng đến sức khỏe, cần thăm khám để được điều trị kịp thời: Bàn chân bị đau khi mang ủng hay giày vừa vặn; Dép bị mòn rất nhanh; Lòng bàn chân phẳng; Bàn chân yếu, tê hoặc co cứng.

Đường lây truyền bệnh Bàn chân phẳng

Bệnh bàn chân phẳng không lây truyền từ người sang người.

Đối tượng nguy cơ mắc bệnh

Các đối tượng sau có nguy cơ cao bị bệnh: béo phì, bị tổn thương bàn chân hoặc mắt cá chân, bị viêm khớp dạng thấp, bị lão hóa hoặc bị bệnh tiểu đường.

Phòng ngừa bệnh Bàn chân phẳng

Để phòng ngừa bệnh bàn chân thẳng, cần duy trì chế độ sinh hoạt hợp lý: tránh hoạt động mạnh, mang vác vật nặng trong thời gian dài, tập luyện thể thao quá sức…

Để quản lý bệnh có thể áp dụng các biện pháp sau: tham gia các hoạt động nhẹ như đi bộ, đi xe đạp hoặc bơi, bạn không được nhảy hay tham gia các hoạt động cần chạy; sử dụng các dụng cụ vòm hỗ trợ để tăng sự thoải mái; sử dụng thuốc giảm đau để giảm cảm giác đau; áp dụng chế độ giảm cân để giảm áp lực lên đôi chân.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh

Để chẩn đoán bệnh có thể áp dụng các biện pháp sau:

Khám thông qua việc quan sát hai bàn chân từ phía trước, phía sau và yêu cầu bạn đứng trên ngón chân. Ngoài ra có thể sử dụng chẩn đoán hình ảnh với các phương pháp:

  • Chụp X-quang bằng cách sử dụng một lượng nhỏ phóng xạ tạo ra hình ảnh của xương và khớp ở bàn chân. 
  • Chụp CT để kiểm tra các góc độ khác nhau và cung cấp nhiều chi tiết hơn so với chụp X-quang thông thường.
  • Siêu âm để tạo ra hình ảnh chi tiết các mô mềm trong cơ thể.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI để có thể biết chi tiết của cả mô cứng và mềm.

Các biện pháp điều trị bệnh

Khi lòng bàn chân phẳng gây đau đớn, có thể sử dụng các liệu pháp:

  • Sử dụng dụng cụ hỗ trợ vòm không cần toa có thể giúp giảm đau. Phương pháp này không có tác dụng chữa nhưng thường làm giảm triệu chứng.
  • Luyện tập kéo dãn cơ với các bài tập căng gân.
  • Sử dụng giày hỗ trợ để có thể thoải mái hơn dép hoặc giày bình thường.
  • Áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu để giúp cải thiện hình dạng chân.
  • Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện chế độ giảm cân, để giảm áp lực lên đôi chân và hạn chế các triệu chứng của bệnh.

Phương pháp phẫu thuật sẽ được sử dụng khi gặp phải các biến chứng của bệnh gây ra như bị bong gân…