Nang thừng tinh là một bệnh lý khá phổ biến ở trẻ em. Các bậc cha mẹ cần biết những kiến thức cơ bản về bệnh để có thể đưa trẻ đi khám sớm, tránh được những biến chứng của bệnh.
Nội dung
- Tổng quan bệnh Nang nước thừng tinh ở trẻ em
- Nguyên nhân bệnh Nang nước thừng tinh ở trẻ em
- Triệu chứng bệnh Nang nước thừng tinh ở trẻ em
- Đường lây truyền bệnh Nang nước thừng tinh ở trẻ em
- Đối tượng nguy cơ bệnh Nang nước thừng tinh ở trẻ em
- Phòng ngừa bệnh Nang nước thừng tinh ở trẻ em
- Các biện pháp chẩn đoán bệnh Nang nước thừng tinh ở trẻ em
- Các biện pháp điều trị bệnh Nang nước thừng tinh ở trẻ em
Tổng quan bệnh Nang nước thừng tinh ở trẻ em
Nang nước thừng tinh là gì?
Nang nước thừng tinh hay còn gọi là tràn dịch màng tinh hoàn (hydrocele) là một loại sưng ở bìu xảy ra khi chất lỏng tích tụ trong vỏ bọc mỏng bao quanh tinh hoàn. Nang thừng tinh thường gặp ở trẻ sơ sinh và thường biến mất mà không cần điều trị ở tuổi 1. Trẻ lớn hơn và nam giới trưởng thành có thể bị nang nước thừng tinh do viêm hoặc chấn thương ở bìu.
Nang nước thừng tinh thường không gây đau đớn hoặc có hại và có thể không cần điều trị. Nhưng nếu trẻ bị sưng bìu, hãy đi khám bác sĩ để loại trừ các nguyên nhân khác.
Nguyên nhân bệnh Nang nước thừng tinh ở trẻ em
Nguyên nhân nang nước thừng tinh ở bé trai
Nang nước thừng tinh thường có thể phát triển trước khi sinh. Do sự tồn tại của ống phúc tinh mạc ở trẻ nam, bình thường các ống này phải được đóng kín trước khi sinh, dịch từ trong ổ bụng qua đó xuống bẹn và bìu hình thành nên nang thừng tinh
Nguyên nhân nang nước thừng tinh ở nam giới trưởng thành
Nang nước thừng tinh có thể hình thành sau chấn thương hoặc viêm trong bìu. Viêm có thể được gây ra bởi một nhiễm trùng trong tinh hoàn hoặc viêm mào tinh hoàn.
Triệu chứng bệnh Nang nước thừng tinh ở trẻ em
Thông thường, triệu chứng của nang nước thừng tinh là sưng và không đau ở một hoặc cả hai tinh hoàn.
Đàn ông trưởng thành bị nang nước thừng tinh có thể cảm thấy khó chịu và nặng nề của bìu do sưng. Đau thường tăng theo kích thước của viêm. Đôi khi, vùng bị sưng có thể nhỏ hơn vào buổi sáng và lớn hơn vào cuối ngày.
Khi nào gặp bác sĩ?
- Gặp bác sĩ nếu trẻ bị sưng bìu. Điều quan trọng là phải loại trừ các nguyên nhân khác của sưng để chỉ định phương pháp điều trị cần thiết. Ví dụ, nang nước thừng tinh có thể được liên kết với một điểm yếu trong thành bụng cho phép một đoạn ruột chạy vào bìu gây ra bệnh thoát vị bẹn.
- Nang nước thừng tinh của trẻ nam thường tự biến mất. Nhưng nếu nang nước thừng tinh của trẻ không biến mất sau một năm hoặc to ra, phụ huynh hãy đi khám bác sĩ để kiểm tra lại nang nước thừng tinh.
- Đến cơ sở Y tế ngay lập tức nếu trẻ bị đau hoặc sưng bìu đột ngột, đặc biệt là trong vài giờ sau chấn thương ở bìu. Những dấu hiệu và triệu chứng này có thể xảy ra với một số bệnh nhất định, bao gồm lưu lượng máu bị chặn trong tinh hoàn bị xoắn. Xoắn tinh hoàn phải được điều trị trong vòng vài giờ kể từ khi bắt đầu có dấu hiệu và triệu chứng để cứu tinh hoàn không bị hoại tử.
Biến chứng của nang nước thừng tinh
Nang nước thừng tinh thường không nguy hiểm và thường không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, nhưng nang nước thừng tinh có thể liên quan đến bệnh tinh hoàn tiềm ẩn khác gây ra các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:
- Nhiễm trùng hoặc khối u dẫn đến làm giảm sản xuất tinh trùng.
- Thoát vị bẹn Một đoạn ruột bị mắc kẹt trong thành bụng có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng.
Đường lây truyền bệnh Nang nước thừng tinh ở trẻ em
Nang nước thừng tinh không phải là bệnh lây nhiễm, do đó không lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh.
Đối tượng nguy cơ bệnh Nang nước thừng tinh ở trẻ em
Ít nhất 5% nang nước thừng tinh ở trẻ sơ sinh, đặc biệt những trẻ sinh non có nguy cơ mắc nang nước thừng tinh cao hơn so với những trẻ đẻ đủ tháng.
Các yếu tố rủi ro để phát triển nang nước thừng tinh sau này trong cuộc sống bao gồm:
- Chấn thương hoặc viêm đến bìu
- Nhiễm trùng, bao gồm nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STI)
Phòng ngừa bệnh Nang nước thừng tinh ở trẻ em
Các chuyên gia khuyến cáo bệnh nang nước thừng tinh ở trẻ gặp khá phổ biến, vì vậy nên các bậc phụ huynh cần phải hết sức lưu ý quan sát trẻ khi có những biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục của trẻ. Nếu có hiện tượng sưng, căng ở tinh hoàn thì nên đưa bé đi khám, điều trị ngay cho bé.
Bảo vệ tốt nhất chống lại nang nước thừng tinh ở tuổi trưởng thành là giữ cho tinh hoàn và bìu không bị tổn thương. Ví dụ: nếu tham gia các môn thể thao đối kháng hãy sử dụng athletic cup để bảo vệ tinh toàn.
Mặc dù nang nước thừng tinh thường không phải là một vấn đề sức khỏe lớn, người bệnh nên nói với chuyên gia chăm sóc sức khỏe về bất kỳ sự bất thường hoặc sưng ở bìu do có thể tiềm ẩn bệnh khác của tinh hoàn.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Nang nước thừng tinh ở trẻ em
Bác sĩ sẽ bắt đầu hỏi các triệu chứng và khám thực thể gồm:
- Kiểm tra bìu.
- Đẩy khối nang lên phía bụng và bìu để kiểm tra thoát vị bẹn.
- Chiếu ánh sáng qua bìu (transillumination). Nếu trẻ có nang nước thừng tinh, transillumination sẽ hiển thị chất lỏng xung quanh tinh hoàn.
Sau đó, bác sĩ có thể chỉ định thêm:
- Xét nghiệm máu và nước tiểu để giúp xác định xem trẻ có bị nhiễm trùng hay không, chẳng hạn như viêm mào tinh hoàn.
- Siêu âm để giúp loại trừ thoát vị, khối u tinh hoàn hoặc các nguyên nhân khác gây sưng bìu
Các biện pháp điều trị bệnh Nang nước thừng tinh ở trẻ em
Đối với bé trai, đôi khi nang nước thừng tinh sẽ tự biến mất. Nhưng đối với nam giới ở mọi lứa tuổi, điều quan trọng đối là bác sĩ sẽ đánh giá nang nước thừng tinh vì nó có thể liên quan đến một số tình trạng bệnh tinh hoàn tiềm ẩn.
Nếu nang nước thừng tinh không tự biến mất thì để điều trị nang nước thừng tinh có thể cần phải phẫu thuật cắt bỏ. Phẫu thuật để loại bỏ nang nước thừng tinh có thể được thực hiện bằng gây mê toàn thân đối với trẻ em hoặc gây tê tủy sống với người lớn. Một vết mổ được rạch ở bìu hoặc bụng dưới để loại bỏ nang nước thừng tinh. Nếu nang nước thừng tinh được tìm thấy trong khi phẫu thuật để điều trị khối thoát vị bẹn, bác sĩ phẫu thuật có thể loại bỏ nang nước thừng tinh ngay cả khi nó không gây khó chịu.
Sau phẫu thuật, người bệnh được nuôi dưỡng bằng tĩnh mạch, cho ăn lỏng, dễ tiêu. Ngoài ra, bác sĩ có thể kể thêm một số thuốc kháng sinh truyền tĩnh mạch trong 1 – 2 ngày đầu và các ngày sau thay bằng đường uống. Các loại thuốc khác gồm giảm đau đường uống hoặc đặt hậu môn; thuốc giảm phù nề. Thay bằng 2 ngày 1 lần và hẹn tái khám sau 1 tháng.
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- Cao huyết áp ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- Chẩn đoán và điều trị bệnh còn ống động mạch
- Gãy xương: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- Dấu hiệu nhận biết bệnh chốc lở đầu ở trẻ em và cách xử lý hiệu quả