Bạn dành rất nhiều thời gian để khám phá các bí mật trong game, bạn cảm thấy sung sướng khi đạt điểm cao hoặc khi chiến thắng? Đây có phải là dấu hiệu của nghiện game không? Nghiện game là gì? Ảnh hướng của nghiệm game tới sức khỏe tâm thần ra sao?
Nội dung
Tổng quan bệnh Nghiện game
- Nghiện game được định nghĩa là tình trạng không thể kiểm soát cảm giác thèm chơi game, chơi liên tục và ưu tiên việc chơi game hàng đầu trong cuộc sống của người chơi đến mức lệ thuộc vào game và ngày càng cô lập bản thân với gia đình, bạn bè và xã hội.
- Người nghiện game online ngày càng đòi hỏi để được chơi game nhiều hơn nhằm mục đích giữ được tình trạng tâm lý hiện tại của họ, nếu không đạt được mục đích này, người nghiện game online sẽ cáu giận và có thể gây ra những hành vi bạo lực gây nguy hiểm.
Nguyên nhân bệnh Nghiện game
Nguyên nhân nghiện game được chia thành nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp.
- Nguyên nhân trực tiếp:
Cảm giác thỏa mãn sau khi đánh thắng game do não bộ tiết ra chất gây hưng phấn.
Cảm giác khao khát chinh phục, thể hiện bản thân khi chơi game.
Nhu cầu làm chủ bản thân, được hành động tùy thích khi chơi game.
Những xung đột tâm lý trong tuổi dậy thì cũng là nguyên nhân dẫn đến nghiện game như: thích thể hiện cái tôi cá nhân nhưng không được gia đình ủng hộ, cảm giác cô đơn, bất mãn trong cuộc sống
- Nguyên nhân gián tiếp:
Sự thiếu quan tâm, chia sẻ của bố mẹ, gia đình khiến trẻ em nghiện game ngày càng nhiều.
Sự thiếu hụt không gian lành mạnh khiến trẻ em không có môi trường vui chơi giải trí lành mạnh, không có khoảng thời gian được chơi đùa, quan tâm và không có người bên cạnh để đồng hành.
Triệu chứng bệnh Nghiện game
Những người nghiện game thường có hai biểu hiện chính là triệu chứng giống nghiện ma túy và triệu chứng trầm cảm.
Triệu chứng nghiện game giống nghiện ma túy
Nếu có từ hai triệu chứng trở lên thì đã được xem là mắc bệnh nghiện game:
- Thèm chơi game: quan tâm quá mức đến game online, luôn trò chuyện về game, không hứng thú với những việc khác.
- Chơi game liên tục không nghỉ: chơi liên tục và không có thời gian nghỉ.
- Không kiểm soát được việc chơi game và thời gian chơi của mình. Dù muốn chơi game với khoảng thời gian ít hơn, những người nghiện game vẫn không thể hành động theo suy nghĩ ban đầu của họ.
- Không quan tâm đến những công việc khác: những người nghiện game thường không quan tâm đến việc nào khác ngoài game, họ bỏ bê những mối quan hệ xung quanh như gia đình và bạn bè. Việc học tập, làm việc trì trệ, không được tiến hành. Kể cả việc ăn uống và vệ sinh cá nhân cũng không được thực hiện.
- Che dấu cảm xúc: khi có một cảm xúc khó chịu hoặc tình huống không hay, người nghiện game thường chơi game để che dấu đi những cảm xúc này. Họ dùng thế giới ảo trong game để không phải đối diện với những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống.
- Nói dối về thời gian chơi game: người nghiện game thường có xu hướng nói dối gia đình về thời gian chơi game.
- Tiêu tốn nhiều tiền cho việc chơi game: người nghiện game thường đầu tư nhiều tiền vào chơi game và mua các thiết bị chơi game.
- Cảm xúc bất ổn: khi chơi game, người nghiện game sẽ có trạng thái kích thích, hưng phấn khi chơi và cũng có thể thất vọng. Cảm xúc này có thể vẫn tồn tại sau khi chơi.
Triệu chứng trầm cảm
- Khí sắc trầm cảm: nét mặt đơn điệu, ngơ ngác, buồn bã.
- Mất hứng thú và những sở thích: không còn những hào hứng trong các lĩnh vực khác như âm nhạc, thể thao. Họ thậm chí không còn quan tâm đến việc học tập, trốn học để chơi game.
- Mất ngủ: thường xuyên mất ngủ, người nghiện game ngủ rất út vì chơi game đến khuya hoặc chơi thâu đêm.
- Chán ăn và ăn ít: ăn qua bữa, không có cảm giác thèm ăn nên ăn rất ít. Vì vậy, những người nghiện game thường sụt cân rất nhanh.
- Rối loạn tâm thần vận động: hoạt động chậm chạp, lờ đờ khi tiếp xúc với thực tế.
- Trẻ bị mệt mỏi, kiệt quệ vì chơi game hàng giờ đồng hồ.
- Cảm giác vô dụng, tội lỗi: họ có nhận ra việc chơi game là tội lỗi nhưng không thể ngừng lại việc này mà lại vẫn phải tiếp tục chơi để chạy trốn cảm giác tội lỗi đó.
- Khó tập trung, suy nghĩ và quyết định
- Có thể có ý định tự tử
Đối tượng nguy cơ bệnh Nghiện game
Những đối tượng nguy cơ sau sẽ dễ mắc phải chứng nghiện game:
- Những trẻ em trầm cảm, lo lắng, tự ti.
- Trẻ em ít tham gia những hoạt động cộng đồng.
- Những trẻ em không được gia đình, nhà trường, xã hội quan tâm.
- Những trẻ em có hoàn cảnh gia đình không hạnh phúc, có sang chấn về mặt tâm lý, bị tổn thương về mặt tình cảm.
Phòng ngừa bệnh Nghiện game
Để ngăn ngừa bệnh nghiện game, trẻ em cần sự hỗ trợ rất lớn từ gia đình và xã hội:
- Thường xuyên trò chuyện, tâm sự cùng trẻ.
- Cho trẻ tham gia những hoạt động lành mạnh bên ngoài, những hoạt động xã hội bổ ích.
- Theo dõi thời gian biểu của trẻ để kịp thời phát hiện những dấu hiệu của bệnh nghiện game.
- Không để trẻ tiếp xúc với những môi trường dễ nghiện game.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Nghiện game
Tiêu chuẩn chẩn đoán chính xác bệnh nghiện game vẫn chưa được đưa ra nhưng hiện tại, những tiêu chuẩn sau đang được các nhà khoa học tạm thời chấp nhận:
Chơi game online trên hai giờ mỗi ngày và có ít nhất hai trong số các triệu chứng sau:
- Thèm chơi game
- Chơi game liên tục không có thời gian nghỉ
- Không kiểm soát được hành vi chơi game của bản thân
- Mất nhiều thời gian cho việc chơi game
- Không quan tâm đến những vấn đề khác trong cuộc sống
- Che dấu cảm xúc bản thân bằng cách chơi game để không phải đối mặt với nó.
- Nói dối về thời gian chơi game online.
- Sử dụng nhiều tiền để phục vụ cho việc chơi game
- Các triệu chứng trầm cảm.
Các biện pháp điều trị bệnh Nghiện game
Để điều trị nghiện game, cần thực hiện những điều sau:
- Ngừng việc chơi game mỗi ngày
- Cắt cơn nghiện game bằng việc sử dụng thuốc an thần và chống trầm cảm
- Điều trị chống nghiện game tái phát: điều trị bằng thuốc và các liệu pháp tâm lý xã hội.
Các liệu pháp tâm lý xã hội bao gồm
- Từ bỏ internet: người nghiện game nên từ bỏ chơi game online hoàn toàn, và tránh xa khỏi mạng internet vì nó mang tính đổi mới trò chơi liên tục nên rất thu hút người chơi. Vì vậy, để từ bỏ triệt để game online, người nghiện game cần tuyệt đối không sử dụng internet.
- Tăng cường hoạt động thể chất, văn hóa:
- Người nghiện game nên tham gia vào các hoạt động ngoài trời lành mạnh như đi bộ, đạp xe, chơi các môn thể thao. Có thể đi tham quan, du lịch hoặc tham gia vào các hoạt động xã hội để tăng tương tác với mọi người xung quanh, nhằm quên đi cảm giác thèm muốn chơi game trước đây.
Các liệu pháp tâm lý
- Người nghiện game nên tham gia vào các liệu pháp tâm lý nhận thức- hành vi và những nhóm trao đổi thông tin về cách vượt qua sự nghiện game.
- Vì đây là việc khó khăn đối với những người nghiện game nên cần duy trì điều trị trong thời gian tối thiểu là sáu năm.
Ngoài ra, yếu tố gia đình và xã hội cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc điều trị chứng nghiện game. Mọi người cần quan tâm đến trẻ em hơn cũng như khi gia đình quan sát thấy trẻ có dấu hiệu nghiện game cần đưa đến những cơ sở y tế về bệnh tâm thần để kịp thời chẩn đoán và chữa trị.
- Hội chứng nghiện giật tóc: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- Nghiện ma túy: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- Bác sĩ gia đình có giúp bạn an tâm hơn về sức khỏe của mình?
- Khám bệnh tại nhà, giúp bạn phát hiện ung thư sớm nhất
- Dị ứng thời tiết: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị