Suy thượng thận thứ phát là suy giảm chức năng tuyến thượng thận do thiếu hóc môn adrenocorticotropic (ACTH). Triệu chứng cũng giống như đối với Bệnh Addison và bao gồm mệt mỏi, yếu cơ, giảm cân, buồn nôn, nôn mửa, và tiêu chảy, nhưng thường có ít triệu chứng giảm bạch cầu. Chẩn đoán là lâm sàng và theo các kết quả xét nghiệm, bao gồm cả ACTH máu thấp với cortisol máu thấp. Điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân nhưng thường bao gồm hydrocortisone.
Nội dung
- Tổng quan bệnh Suy tuyến thượng thận
- Nguyên nhân bệnh Suy tuyến thượng thận
- Triệu chứng bệnh Suy tuyến thượng thận
- Đường lây truyền bệnh Suy tuyến thượng thận
- Đối tượng nguy cơ bệnh Suy tuyến thượng thận
- Phòng ngừa bệnh Suy tuyến thượng thận
- Các biện pháp chẩn đoán bệnh Suy tuyến thượng thận
- Các biện pháp điều trị bệnh Suy tuyến thượng thận
Tổng quan bệnh Suy tuyến thượng thận
Thượng thận là một tuyến nội tiết nhỏ nằm phía trên của 2 thận, mỗi tuyến có cấu tạo gồm 2 phần: phần tủy tiết ra các hormone catechamin nhằm duy trì huyết áp và nhịp tim; phần vỏ tiết ra hormone corticosteriod. Đây đều là những hormone rất quan trọng để duy trì sự sống của con người.
Suy tuyến thượng thận là tình trạng mà tuyến thượng thận sản sinh ra quá ít cortison làm rối loạn các quá trình chuyển hóa trong cơ thể, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Suy tuyến thượng thận có thể xảy ra ở trẻ em hoặc người lớn.
Một trong những nguyên nhân gây suy tuyến thượng thận cấp là do dùng thuốc glucocorticoid trị bệnh không đúng cách. Khi uống quá nhiều glucocorticoid sẽ ức chế các hoạt động của tuyến thượng thận và khi ngừng uống thuốc này thì tuyến thượng thận mất khả năng phục hồi về hoạt động bình thường. Đặc biệt, nếu khi đó mà bệnh nhân đồng thời gặp phải stress mạnh về tinh thần hoặc thể xác (chấn thương, phẫu thuật…) thì sẽ rất nguy hiểm cho tính mạng.
Nguyên nhân bệnh Suy tuyến thượng thận
Nguyên nhân chính gây ra suy tuyến thượng thận là: khi người có tuyến thượng thận hoạt động không bình thường, các tuyến thượng thận ở trên thận bị tổn thương qua một tình huống rất căng thẳng, khiến chúng không thể sản xuất đủ các hormone quan trọng cho cơ thể.
Những bệnh nhân mắc bệnh Addison thường có nguy cơ bị bệnh suy tuyến thượng thận rất cao khi không được điều trị kịp thời. Những nguyên nhân gây ra bệnh Addison cũng là các nguyên nhân của bệnh suy tuyến thượng thận như:
- Sử dụng glucocorticoid trong thời gian dài;
- Bị nhiễm trùng nặng (nhiễm nấm và nhiễm virus);
- Bị khối u;
- Bị chảy máu ở tuyến thượng thận do sử dụng thuốc ngăn ngừa cục máu đông;
- Có tiền sử từng phẫu thuật ở tuyến thượng thận.
Đối với những trường hợp bị suy tuyến thượng thận bẩm sinh thường do di truyền lặn nhiễm sắc thể thường, tuyến thận bị thiếu các enzym đặc hiệu dẫn đến không thể tổng hợp được các hormone thượng thận đáp ứng cho cơ thể phát triển.
Triệu chứng bệnh Suy tuyến thượng thận
Có rất nhiều các triệu chứng để chẩn đoán bệnh nhân bị suy tuyến thượng thận, thông thường có các triệu chứng sau:
- Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, cảm giác chán ăn, rất yếu;
- Bị rối loạn tâm thần, thường xuyên chóng mặt, buồn nôn, ói mửa;
- Những cơn sốt xuất hiện thường xuyên gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe;
- Có cơn đau đột ngột ở lưng hoặc ở dưới chân;
- Huyết áp rất thấp, nhịp tim cao;
- Cảm giác đổ mồ hôi, cơ thể bị lạnh;
Khi có bất kỳ các dấu hiệu và triệu chứng trên, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để chẩn đoán chính xác bệnh và tình trạng bệnh nhằm có phương pháp điều trị kịp thời tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra.
Đường lây truyền bệnh Suy tuyến thượng thận
Có rất nhiều người thắc mắc về khả năng lây nhiễm bệnh suy tuyến thượng thận. Theo các chuyên gia, bệnh suy tuyến thượng thận không thể lây từ người này sang người khác.
Đối tượng nguy cơ bệnh Suy tuyến thượng thận
Những đối tượng sau có nguy cơ cao bị bệnh suy tuyến thượng thận:
- Đã được chẩn đoán bị mắc bệnh Addison;
- Có tiền sử tổn thương tuyến yên;
- Đã từng phẫu thuật tuyến thượng thận;
- Đã trải qua những chấn thương về thể chất hoặc căng thẳng;
- Cơ thể bị mất nước nghiêm trọng.
Phòng ngừa bệnh Suy tuyến thượng thận
Để phòng ngừa bệnh suy tuyến thượng thận, cần chú ý những vấn đề chính sau:
- Không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ;
- Không hút thuốc và lạm dụng các chất có cồn;
- Đảm bảo chế độ sinh hoạt khoa học, tập luyện thể dục hàng ngày;
- Thăm khám bác sĩ thường xuyên để kịp thời phát hiện bệnh và có phác đồ điều trị kịp thời.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Suy tuyến thượng thận
Để chẩn đoán tình trạng bệnh suy tuyến thượng thận, ban đầu bác sĩ có thể sử dụng cách đo mức cortisol hoặc hormone adrenocorticotropic (ACTH) trong máu. Khi kiểm soát được một phần triệu chứng sẽ tiến hành thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán mức độ hormone của tuyến thượng thận có bình thường hay không, các xét nghiệm cụ thể như:
- Kiểm tra nồng độ kali thông qua xét nghiệm kali huyết thanh;
- Kiểm tra nồng độ natri thông qua xét nghiệm natri;
- Xác định lượng đường trong máu thông qua xét nghiệm đường huyết lúc đói;
- Thử nghiệm mức cortisol;
- Xét nghiệm hormone vỏ thượng thận.a
Các biện pháp điều trị bệnh Suy tuyến thượng thận
Không ít người bệnh băn khoăn bệnh suy tuyến thượng thận có nguy hiểm không và bệnh suy tuyến thượng thận có chữa được không? Bệnh suy tuyến thượng thận không chữa trị kịp thời rất nguy hiểm (các bệnh như sốc, co giật, hôn mê), có thể dẫn đến tử vong. Ngược lại nếu được chữa trị kịp thời người bị suy tuyến thượng thận có thể sống bình thường, tương đối khỏe mạnh.
- Để điều trị bệnh, thông thường sử dụng phương pháp điều trị duy trì bằng việc thay thế glucocorticoid ở liều sinh lý, liệu pháp này kéo dài cho cả bệnh nhân bị suy tuyến thượng thận thứ phát và suy tuyến thượng thận nguyên phát. Bệnh nhân có thể sử dụng hydrocortison 25-30 mg/ngày qua đường uống. Các glucocorticoid có thể được sử dụng thành 1 lần hoặc chia nhỏ 3 lần/ngày.
- Việc chữa trị suy tuyến thượng thận thường được căn cứ vào các triệu chứng của bệnh, với các liều dùng thấp nhất bệnh nhân có thể tránh được mệt mỏi, giảm cân, xạm da.
- Đối với bệnh nhân suy tuyến thượng thận tiên phát cần sử dụng mineralcorticoid thay thế với Fludrocortison liều 0,05 – 0,2 mg đường uống hàng ngày và có sự thay đổi tăng giảm tùy thuộc vào các triệu chứng bệnh.
- Bệnh nhân suy thượng thận tiên phát cũng nên sử dụng mineralcorticoid thay thế. Fludrocortison liều 0,05 – 0,2 mg đường uống hàng ngày và chỉnh liều theo các triệu chứng hạ huyết áp tư thế.
- Để điều trị suy tuyến thượng thận trẻ em, cần có phác đồ điều trị riêng, phù hợp với tình trạng sức khỏe, cân nặng của mỗi trẻ.
- Suy thận: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- Suy giáp: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- Hội chứng gan thận: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- Phì đại tiền liệt tuyến: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- Nang thận: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị