Tại sao cha mẹ nên lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn cho con ?

Hiện nay, việc lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn của trẻ sơ sinh đang dần nhận được sự quan tâm từ các bậc cha mẹ bởi những lợi ích thiết thực mà phương pháp này mang lại. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về máu cuống rốn, đồng thời làm rõ sự cần thiết của việc lưu trữ tế bào này nhé.

lưu trữ tế bào gốc
lưu trữ tế bào gốc

1. Tế bào gốc máu cuống rốn được hiểu là gì ?

Máu dây rốn hay còn gọi là máu cuống rốn hoặc máu bánh nhau, là máu chảy trong tuần hoàn của thai nhi. Chúng có chức năng cung cấp chất bổ cho bào thai đang phát triển trong tử cung người mẹ. Lượng máu cuống rốn được thu thập là phần máu còn lại trong dây rốn và bánh nhau khi sản phụ sinh em bé.

Máu cuống rốn có chứa nhiều loại tế bào gốc, trong đó chủ yếu là tế bào gốc tạo máu (Hematopoietic stem cells (HSCs). HSCs chịu trách nhiệm cho việc bổ sung máu và tái tạo hệ miễn dịch.

Mục đích của việc lưu trữ tế bào gốc là phục vụ điều trị cho chính người sở hữu dây rốn đó hoặc các thành viên khác trong gia đình khi có vấn đề về sức khỏe.

2. Tế bào gốc cuống rốn có tác dụng gì?

Việc lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn của trẻ giúp bảo đảm sức khỏe của chính trẻ trong tương lai hoặc các thành viên khác trong gia đình. Đây là nguồn “Tế bào gốc trẻ”, có khả năng phù hợp miễn dịch cao phục vụ cho:

  • Điều trị bệnh cho chính đứa trẻ đó trong cả cuộc đời.
  • Điều trị bệnh cho người nhà (anh chị em; bố mẹ; ông bà,…) và cho cộng đồng người khi có chỉ số sinh học phù hợp.
  • Tế bào gốc máu cuống rốn là phao cứu sinh để điều trị nhiều bệnh. Dựa trên khả năng biến đổi độc nhất vô nhị của tế bào gốc máu cuống rốn thành các loại tế bào máu.

Hiện nay, tế bào gốc từ máu cuống rốn có thể được sử dụng để điều trị nhiều loại ung thư máu. Thay thế tủy xương và sửa chữa các rối loạn do di truyền. Một số bệnh lý thường được chỉ định điều trị bằng ghép tế bào gốc máu cuống rốn như:

  • Bạch cầu cấp dòng lympho; bạch cầu cấp dòng tủy; bạch cầu mãn tính dòng tủy; hội chứng loạn sinh tủy
  • Suy giảm miễn dịch kết hợp trầm trọng
  • Thiếu máu Fanconi, suy tủy nặng, lymphoma Non-Hodgkin
  • Bệnh Thalassemia, suy tủy dòng hồng cầu, thiếu máu hồng cầu liềm.
lưu trữ máu cuống rốn
lưu trữ máu cuống rốn

3. Ý nghĩa của việc lưu trữ tế bào gốc

  • Việc lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn là một biện pháp tốt để đảm bảo cho sức khỏe của trẻ trong tương lai và các thành viên trong gia đình.
  • Tế bào gốc máu cuống rốn chính là chiếc phao cứu sinh cho trẻ nhờ khả năng biến đổi độc nhất vô nhị của nó thành các tế bào máu như: Tế bào bạch cầu có chức năng miễn dịch; tế bào hồng cầu mang oxy cho toàn cơ thể; tế bào tiểu cầu giúp đông máu khi bị thương.
  • Máu cuống rốn là máu có trong nhau thai và dây rốn, có chứa nhiều tế bào gốc tạo máu, sản sinh ra hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu… Vì vậy, nó giúp ích cho việc điều trị những bệnh về máu
  • Tế bào gốc máu cuống rốn còn được nghiên cứu ứng dụng điều trị bỏng, tiểu đường; teo cơ, liệt tủy; tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim.
  • Tế bào gốc máu cuống rốn được xem là bảo hiểm sinh học cho đứa trẻ. Một đứa trẻ khi sinh ra và lớn lên không thể biết sẽ mắc những bệnh gì. Nếu chẳng may trẻ mắc bệnh do bệnh lý, di truyền hay tác động bởi môi trường; đặc biệt là các bệnh ác tính liên quan đến máu; hệ miễn dịch… thì tế bào gốc của chính đứa trẻ sẽ cứu các em.
  • Ngoài ra, những người thân trong gia đình hoặc người khác khi bị những bệnh đều có thể dùng tế bào gốc của đứa trẻ để điều trị.
chi phí lưu trữ máu cuống rốn
chi phí lưu trữ máu cuống rốn

4. Thời điểm và quy trình lấy máu cuống rốn

Máu cuống rốn được thu thập từ dây rốn qua tĩnh mạch dây rốn và cho vào túi dẻo có chất chống đông ngay sau khi sinh. Quy trình thu thập máu cuống rốn chỉ mất từ 2-3 phút và diễn ra như sau:

  • Ngay sau khi mẹ sinh bé, nhân viên y tế sẽ kẹp 1 đoạn cuống rốn dài ít nhất 10 cm.
  • Có thể cắt ngay đoạn cuống rốn này để lấy mẫu máu hoặc chờ đến sau khi sổ nhau.
  • Sát trùng bề mặt dây rốn bằng dung dịch Povidone – Iodine.
  • Chọc kim của túi thu thập vào tĩnh mạch dây rốn và tiến hành lấy máu.
  • Kẹp dây túi thu thập và rút kim ra.
  • Lắc túi thu thập nhẹ nhàng để trộn đều máu với chất chống đông.

Với những chia sẻ trên hy vọng bố mẹ đã hiểu hơn về lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn cho con. Để bố mẹ có những lựa chọn phù hợp và tốt nhất cho bé.

Liên hệ hotline 19002134 để được tư vấn miễn phí về dịch vụ!