Khối u lành tính (không phải ung thư) đôi khi có thể hình thành trong thực quản của con người với loại phổ biến nhất là u cơ trơn lành tính dưới niêm mạc thực quản (Leiomyoma) có thể hình thành trong các thành của thực quản hoặc trong các lớp của thành thực quản.
Nội dung
Tổng quan bệnh U lành thực quản
Khối u lành tính (không phải ung thư) đôi khi có thể hình thành trong thực quản của con người với loại phổ biến nhất là u cơ trơn lành tính dưới niêm mạc thực quản (Leiomyoma) có thể hình thành trong các thành của thực quản hoặc trong các lớp của thành thực quản. Những khối u này thường nhỏ và có xu hướng không gây ra bất kỳ triệu chứng hoặc khó chịu nào.
Các khối u lành tính phát triển chậm và thường không gây lo ngại. Tuy nhiên, đôi khi chúng trở nên đủ lớn để tạo ra sự tắc nghẽn hoặc gây áp lực lên các cơ quan khác. Bên cạnh đó, người bệnh có u cơ trơn thực quản lành tính dưới niêm mạc thực quản cũng có thể có nguy cơ mắc ung thư cao hơn, vì vậy điều quan trọng là phải đi khám bác sĩ ngay.
Mặc dù hẹp thực quản lành tính không phải là dấu hiệu của bệnh ung thư, tình trạng này có thể gây ra một số vấn đề. Thu hẹp thực quản có thể gây khó nuốt. Điều này làm tăng nguy cơ mắc nghẹn. Nó cũng có thể dẫn đến tắc nghẽn hoàn toàn thực quản. Điều này có thể ngăn chặn thức ăn và chất lỏng đến dạ dày.
Nguyên nhân bệnh U lành thực quản
U lành thực quản có thể xảy ra khi mô sẹo được hình thành trong thực quản. Đây thường là kết quả của tổn thương thực quản có nguyên nhân chủ yếu là do bệnh trào ngược dạ dày thực quản (gastroesophageal reflux disease). Bệnh trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi cơ thắt thực quản dưới (đây là cơ giữa thực quản và dạ dày) không đóng hoặc đóng không hết. Nó thường mở trong một khoảng thời gian ngắn khi nuốt. Axit dạ dày có thể chảy ngược lên thực quản khi cơ thắt thực quản dưới không đóng hoàn toàn dẫn đến cảm giác nóng rát ở ngực dưới được gọi là ợ nóng. Khi thành thực quản tiếp xúc thường xuyên với axit dạ dày có thể khiến mô sẹo hình thành, uối cùng, thực quản sẽ hẹp lại. Các nguyên nhân khác của hẹp thực quản lành tính bao gồm:
- Xạ trị ở vùng ngực hoặc cổ
- Vô tình nuốt phải một chất có tính axit hoặc ăn mòn
- Sử dụng ống sonde (một ống thông đặc biệt để đưa thức ăn và thuốc từ mũi hoặc miệng đến dạ dày)
- Tổn thương thực quản do nội soi
- Điều trị giãn tĩnh mạch thực quản (giãn tĩnh mạch ở thực quản có thể vỡ dẫn tới chảy máu nghiêm trọng).
Triệu chứng bệnh U lành thực quản
U lành thực quản thường không gây ra triệu chứng. Tuy nhiên, nếu chúng phát triển đủ lớn để gây tắc nghẽn, người bệnh có thể bắt đầu chú ý đến chúng. Các triệu chứng của U lành thực quản có thể bao gồm:
- Chảy máu trong thực quản
- Đau ngực
- Khó khăn hoặc khó chịu trong khi nuốt
- Thức ăn bị kẹt ở phía sau cổ họng
- Vết loét trong thực quản
- Trào ngược đột ngột thức ăn và dịch dạ dày chưa tiêu hóa
- Giảm cân không rõ nguyên nhân
- Ợ nóng
- Thường xuyên nấc hoặc ợ
- Ho hoặc nghẹt thở
- Chảy nước dãi
Đường lây truyền bệnh U lành thực quản
Bệnh u lành thực quản không phải là bệnh truyền nhiễm, do đó, không có khả năng lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh.
Đối tượng nguy cơ bệnh U lành thực quản
- Người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (gastroesophageal reflux disease).
- Người bệnh điều trị ung thư có xạ trị ở vùng ngực hoặc cổ
- Người bệnh có chỉ định ống sonde dạ dày
Phòng ngừa bệnh U lành thực quản
Trong trường hợp bệnh trào ngược dạ dày thực quản gây hẹp thực quản, thực hiện thay đổi chế độ ăn uống và lối sống có thể giúp điều trị các triệu chứng. Những thay đổi này có thể bao gồm:
- Tránh các thực phẩm cay, dầu mỡ, hoặc chất béo, cũng như sô cô la, rượu, thuốc lá và caffeine, vì những thứ này đều có thể gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
- Giảm cân.
- Mặc quần áo rộng để giảm áp lực cho dạ dày.
- Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày hơn là ba bữa lớn mỗi ngày.
- Tránh nằm đến 3 giờ sau khi ăn.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh U lành thực quản
Bác sĩ sẽ thực hiện nhiều xét nghiệm để chẩn đoán u lành thực quản bằng cách sử dụng một ống mỏng gọi là ống nội soi có gắn máy quay ở phía đầu để bác sĩ đi miệng xuống họng và nhìn trực tiếp khối u ở thực quản. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ xem liệu người bệnh có mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản dẫn đến tổn thương thực quản. Một số xét nghiệm khác bao gồm:
- Barium esophagram (Chụp X quang cản quang ống tiêu hóa trên với Barium): Trên phim X quang thông thường, hình ảnh ống tiêu hóa không được hiển thị tốt. Tuy nhiên, nếu bạn uống một chất lỏng màu trắng có chứa một chất hóa học gọi là Barium sulphate (BaSO4), hình ảnh của ống tiêu hóa trên (thực quản, dạ dày và ruột non) sẽ được thể hiện rõ ràng trên hình ảnh X quang. Lý do là bởi vì tia X không chiếu xuyên qua Barium.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT): Sử dụng tia X và phần mềm máy tính đặc biệt, xét nghiệm này tạo ra hình ảnh 2 chiều và 3 chiều của thực quản của người bệnh.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Kỹ thuật này tạo ra hình ảnh chi tiết của thực quản mà không cần phóng xạ và có thể hiển thị rất chi tiết của thực quản và các khối u nếu có.
- Sinh thiết khối u.
Các biện pháp điều trị bệnh U lành thực quản
Hầu hết các khối u lành tính ở thực quản có kích thước nhỏ và không cần điều trị. Nếu chúng phát triển đủ lớn để gây ra các triệu chứng thì người bệnh có thể cần phải loại bỏ chúng. Điều trị có thể bao gồm:
- Phẫu thuật nội soi cắt bỏ niêm mạc (tiếng Anh là Endoscopic mucosal resection – EMR)
- Bóc tách khối u dưới niêm mạc thực quản qua nội soi (tiếng Anh là Endoscopic Submucosal Dissection- ESD)
- Nếu hẹp thực quản là do bệnh trào ngược dạ dày thực quản, bác sĩ có thể kê toa thuốc ức chế bơm proton (PPI). PPI có thể làm giảm axit dạ dày và điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, ngăn ngừa hẹp thực quản trong tương lai. Ngoài ra, bác sĩ có khả năng kê thêm thuốc kháng sinh corticosteroid nếu nguyên nhân gây hẹp làm nhiễm trùng thực quản.
- U thực quản: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- Chóng mặt kịch phát lành tính: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- Ung thư thực quản: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- Co thắt thực quản: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- Hẹp thực quản: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị