Tiểu đường là căn bệnh thường gặp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, trong đó người trung niên và cao tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất tại nước ta. Tiểu đường ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh, thậm chí là nguyên nhân dẫn đến tử vong. Để phát hiện tiểu đường kịp thời và kiểm soát bệnh, xét nghiệm đường huyết là việc rất cần được tiến hành.
Nội dung
1. Xét nghiệm đường huyết là gì?
Xét nghiệm đường huyết là xét nghiệm dùng để đo lượng glucose trong máu của cơ thể, được thực hiện chủ yếu để kiểm tra bệnh đái tháo đường type 1, đái tháo đường type 2 và đái tháo đường thai kỳ. Chỉ số đường huyết bình thường được đánh giá là an toàn cần đảm bảo:
- Từ 90-130 mg/dl (5,0-7,2 mmol/l) đối với đường huyết khi đói
- Thấp hơn 180 mg/dl ( 10 mmol/l) sau khi ăn
- Từ 110-150 mg/dl (6-8,3 mmol/l) trước lúc đi ngủ
2. Tại sao phải làm xét nghiệm
- – Xét nghiệm này được dùng để:
- – Chẩn đoán tiền tiểu đường và tiểu đường;
- – Theo dõi kết quả điều trị tiểu đường;
- – Chẩn đoán tiểu đường khi mang thai hay còn gọi là tiểu đường thai kỳ;
- – Chẩn đoán hạ đường huyết. Xét nghiệm định lượng insulin và xét nghiệm định lượng một loại protein gọi là peptide-C có thể sẽ được tiến hành bổ sung để xác định nguyên nhân hạ đường huyết.
3. Các loại xét nghiệm đường huyết
- Xét nghiệm lúc đói: Được tiến hành khi bệnh nhân đã nhịn ăn ít nhất 8 tiếng và là xét nghiệm đầu tiên để chẩn đoán bệnh đái tháo đường
- Xét nghiệm 2 giờ sau ăn: Được tiến hành đúng 2 tiếng sau khi ăn. Đây không phải là xét nghiệm chẩn đoán mà là xét nghiệm để kiểm tra xem người bị tiểu đường có dùng đúng lượng insulin cần thiết tương ứng với bữa ăn hay không
- Xét nghiệm ngẫu nhiên: Có thể thực hiện bất cứ lúc nào, không liên quan đến bữa ăn. Xét nghiệm có thể được tiến hành vài lần trong ngày. Được cho là bất thường nếu có sự biến động lớn giữa các kết quả xét nghiệm trong ngày
- Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống: Đây là xét nghiệm dùng để chẩn đoán tiền đái tháo đường và đái tháo đường và cả đái tháo đường thai kỳ. Máu sẽ được lấy sau khi người bệnh uống chất lỏng chứa glucose
- Xét nghiệm HbA1c máu: Đây là xét nghiệm xác định lượng glucose kết hợp với hồng cầu có thể được dùng để chẩn đoán tiểu đường. kiểm tra xem bệnh có được kiểm soát tốt hay không
4. Cần chuẩn bị gì khi làm xét nghiệm đường huyết ?
Để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác nhất, người bệnh cần lưu ý một số điều dưới đây:
– Nhịn ăn uống tối thiểu 8 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm nhưng bạn vẫn có thể uống nước lọc nếu quá khát.
– Người bệnh không nhất thiết phải nhịn ăn uống khi làm xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên.
– Lượng đường huyết có thể tăng cao tạm thời trong trường hợp người bệnh gặp phải stress nghiêm trọng. Vì vậy, việc giữ một tinh thần vui vẻ và thoải mái là yếu tố quan trọng giúp kết quả xét nghiệm được chính xác hơn.
– Ngoài ra, một số loại thuốc có thể làm ảnh hưởng đến lượng đường huyết khiến chúng tạm thời tăng giảm bất thường. Vì vậy, bệnh nhân trước khi làm xét nghiệm cần trao đổi trước với bác sĩ về những loại thuốc mà mình đang sử dụng.
5. Địa điểm xét nghiệm đường huyết uy tín
Vì nhiều lý do khác nhau mà đôi khi kết quả khi người bệnh làm xét nghiệm sẽ không hoàn toàn chính xác. Do đó, nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để kiểm tra là tốt nhất.
- Cổng dịch vụ y tế Meapp với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế. Đội ngũ bác sĩ đến từ các bệnh viện lớn. Nhân viên y tế nhiệt tình, tỉ mỉ
- Trang thiết bị hiện đại, đạt tiêu chuẩn bộ y tế
- Trả kết quả nhanh, chính xác trong vòng 24h qua mail hoặc gửi về tận nhà
- Hãy để chúng tôi giúp bạn chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất, nhanh nhất và hài lòng nhất nhé
Liên hệ hotline 19002134 để được tư vấn miễn phí !