Đục đục thủy tinh thể là một bệnh lý bẩm sinh hoặc thoái hóa do tuổi. Triệu chứng chính là nhìn mờ từ từ, không đau. Chẩn đoán bằng khám sinh hiển vi và soi đáy mắt. Điều trị bằng phẫu thuật thay thủy tinh thể.
Nội dung
Tổng quan bệnh Đục thủy tinh thể
Đục thủy tinh thể (hay còn gọi là cườm mắt) là bệnh mà thủy tinh thể (thành phần quan trọng của mắt giúp ánh sáng có thể đi qua, các tia sáng có thể hội tụ tại võng mạc khiến chúng ta có thể nhìn được mọi vật xung quanh) của hầu hết những người trên 40 tuổi bị vẩn đục, làm cho ánh sáng rất khó đi qua dẫn đến tầm nhìn bị mờ đi.
Theo các nghiên cứu trên thế giới, đục thủy tinh thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến mù nhiều nhất. Với số liệu được lấy từ tổ chức WHO ( tổ chức y tế thế giới) , cứ mỗi năm số lượng người bị mù do đục thủy tinh thể lại tăng lên đáng kể mặc dù đã có những tiến bộ trong điều trị căn bệnh này trước đó, cụ thể là vào năm 2002, số người mù lòa do cườm mắt lên tới hơn 17 triệu, chiếm 47,8% trên tổng số 37 triệu người mù lòa toàn cầu.
Nguyên nhân bệnh Đục thủy tinh thể
- Nguyên nhân của bệnh đục thủy tinh thể (cườm mắt) chính là sự lão hóa tự nhiên. Cùng với đó, stress , tia tử ngoại, vi khuẩn, ô nhiễm môi trường cũng là những nguyên nhân hàng đầu làm tổn thương các mạch máu có nhiệm vụ nuôi dưỡng đôi mắt. Ngoài ra, viêm hay nhiễm trùng mắt cũng làm co lại các protein của thủy tinh thể, từ đó hình thành các đám mờ che đi tầm nhìn của mắt, làm suy giảm thị lực rồi mù lòa.
- Những người trên 40 tuổi sẽ có khả năng bị đục thủy tinh thể nhiều hơn do khả năng tự bảo vệ mắt lúc đó đã giảm đi nên dễ bị các yếu tố khác tác động.
- Một số nguyên nhân gây ra đục thủy tinh thể khác như: tuổi tác, bẩm sinh, nguyên nhân thứ phát như tăng nhãn áp, tiểu đường, dùng kéo dài thuốc corticoid, thuốc hạ mỡ máu, thuốc chống loạn nhịp tim, thuốc trầm cảm; hoặc do chấn thương cũng gây nên bệnh đục thủy tinh thể.
Triệu chứng bệnh Đục thủy tinh thể
Đục thủy tinh thể thường phát triển theo một quá trình rất chậm và không gây đau
đớn. Triệu chứng bắt đầu xuất hiện khi tầm nhìn của bệnh nhân trở nên mờ một
cách từ từ như nhìn qua một thấu kính mờ của máy ảnh. Khi bệnh tiến triển đến
một giai đoạn nặng hơn sẽ cùng lúc xuất hiện các biểu hiện như:
- Mắt nhìn mờ, khó nhìn và nhanh mỏi mắt khi tập trung vào tivi hay đọc sách
báo
- Mắt sẽ tăng nhạy cảm với ánh sáng, lóe sáng, quáng gà hay nơi râm mát
nhìn rõ hơn ngoài nắng. Ví dụ: Một số bệnh nhân có thể thấy một vòng sáng
bao quanh ánh đèn hay ánh sáng chói từ mặt trời và đèn ô tô.
- Nhìn nhòe, cảm giác có hào quang xung quanh, màn sương che phủ trước mắt
- Nhìn đôi, nhìn ba một vật bất kì
- Một triệu chứng cần lưu ý là người bệnh thấy hiện tượng ruồi bay, chấm đen, đốm đen xuất hiện trước mắt
Trong một số trường hợp có thể ghi nhận đục thủy tinh thể lệch, nghĩa là một bên
mắt sẽ phát triển bệnh trước trong khi mắt còn lại vẫn nhìn bình thường. Xu hướng
này sẽ dần tiến triển sang mắt thứ hai gây các triệu chứng tương tự.
Các biện pháp điều trị bệnh Đục thủy tinh thể
- Với những ca bệnh chưa nặng hoặc bệnh mắc phải trên nền bệnh nhân đã bị đái tháo đường, tim mạch… là những bệnh khó phẫu thuật, phương pháp điều trị là sử dụng những sản phẩm giúp nuôi dưỡng đôi mắt như Omega 3 giàu DHA nguyên chất, sản phẩm chứa Ginkgo Biloba, Fursultiamin và Blueberry. Ngoài ra, còn cần kết hợp với việc tăng cường ánh sáng trong nhà và tránh tiếp xúc trực tiếp ánh sáng mặt trời, khói bụi.
- Với những ca bệnh nặng, bác sĩ nhãn khoa sẽ có chỉ định phẫu thuật. Phương pháp này sẽ thay thế thủy tinh thể đã đục bằng một thủy tinh thể nhân tạo, giúp đôi mắt có thể nhìn thấy. Lưu ý rằng, không nên phẫu thuật cả 2 mắt và cần phải nuôi dưỡng mắt thật tốt sau khi phẫu thuật.
- Độ mờ da gáy thai nhi báo động gì về tình hình sức khỏe của trẻ?
- Cao huyết áp ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- Down: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- Dậy thì sớm ở nam: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- Áp xe não: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị