Độ mờ da gáy thai nhi báo động gì về tình hình sức khỏe của trẻ?

Siêu âm đo độ mờ da gáy là cách kiểm tra vùng da gáy của thai nhi để chẩn đoán hội chứng Down. Nếu kết quả siêu âm đo độ mờ da gáy của thai nhi có bất thường, mẹ bầu sẽ phải tiến hành thêm một vài xét nghiệm khác để biết chính xác liệu bé có bị Down hay không.

độ mờ da gáy chuẩn
độ mờ da gáy chuẩn

1. Độ mờ da gáy là gì?

Độ mờ da gáy là sự kết tụ chất dịch ở phần da mặt sau cổ của thai nhi. Chỉ số độ mờ da gáy giúp bác sĩ chuẩn đoán thai nhi có nguy cơ mắc hội chứng Down hay dị tật bẩm sinh khác hay không.

Đo độ mờ da gáy là cách kiểm tra vùng da gáy ở thai nhi bằng cách siêu âm thai vào tuần từ 11-14 thai kỳ. Bác sĩ sẽ căn cứ để tư vấn xem người mẹ có cần làm thêm xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT hoặc một số xét nghiệm khác nữa không.

2. Tại sao cần đo độ mờ da gáy thai nhi?

Độ mờ da gáy (ĐMDG) là khoảng tích tụ dịch dưới da vùng sau gáy của thai nhi. Được đo bằng siêu âm từ tuổi thai 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày, hoặc khi thai nhi có chiều dài đầu mông từ 45mm đến 84mm.

Tất cả các em bé khỏe mạnh đều có lớp dịch ở sau gáy này. Nhưng nếu thai nhi mắc hội chứng Down và một số hội chứng bất thường nhiễm sắc thể khác có lớp dịch này tăng cao hơn bình thường. Đó là lý do vì sao siêu âm đo ĐMDG được dùng để giúp sàng lọc bệnh Down.

Nếu ta thực hiện khi thai nhi đã quá 14 tuần thì kết quả độ mờ da gáy lại trở về bình thường, như vậy sẽ mất đi ý nghĩ của kết quả đó. Vì vậy, việc thực hiện xét nghiệm đo từ tuần 11 đến tuần 14 là vô cùng quan trọng.

có nên đo độ mờ da gáy 2 lần
có nên đo độ mờ da gáy 2 lần

3. Độ mờ bao nhiêu là thai nhi bình thường?

  • Theo khuyến cáo, ĐMDG dưới 2.5mm là bình thường, thai nhi ít có nguy cơ mắc hội chứng Down.
  • ĐMDG từ 2.5mm đến dưới 3mm: nghi ngờ, cần được kiểm tra chuyên sâu hơn.
  • Nếu ĐMDG > 3mm, thai nhi có nguy cơ khá cao mắc hội chứng Down.
  • ĐMDG từ 3,2mm đến 3,5mm thì được cho là dày. Làm tăng nguy cơ bị đột biến nhiễm sắc thể
  • Nếu ĐMDG là 6mm, thai nhi có nguy cơ cao mắc hội chứng Down và một số dị tật bẩm sinh khác.
  • Nếu thai nhi có ĐMDG là từ 2,5 đến dưới 3mm, tuy không quá nguy hiểm nhưng có thể ảnh hưởng đến giá trị xét nghiệm trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nên thực hiện một số xét nghiệm chuyên sâu khác để biết chắc chắn về tình trạng sức khỏe của thai nhi. 
độ mờ da gáy của thai nhi
độ mờ da gáy của thai nhi

4. Đo độ mờ da gáy ở tuần thứ mấy?

Bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu tiến hành vào tuần thứ 11 đến tuần thứ 13 của thai kỳ bởi:

  • Nếu siêu âm trước tuần thứ 11, thai nhi vẫn còn quá bé, da gáy của bé sẽ rất mờ khiến cho kết quả đo không còn được chính xác.
  • Nếu siêu âm sau tuần thứ 13, lúc này kết quả độ mờ da gáy đã trở về chỉ số bình thường khiến cho bác sĩ rất khó để chẩn đoán.

Vì vậy, các mẹ bầu phải hết sức lưu ý thời gian vô cùng quan trọng này để có thể xác định được tình trạng phát triển của thai nhi.

5. Đo độ mờ da gáy bằng cách nào?

  • Thực hiện đo từ tuần 11 đến 13 tuần 6 ngày
  • 45 mm <CRL < 84 mm
  • Thực hiện 3 lần đo và lấy kết quả đo lớn nhất
  • Mặt cắt đứng dọc chuẩn xác với thai nằm yên
  • Hình ảnh phóng đại
  • Phân biệt màng ối với mô
khi nào đo độ mờ da gáy
khi nào đo độ mờ da gáy

6. Phải làm gì khi độ mờ da gáy thai nhi bất thường?

Đối với trường hợp dày da gáy cao:

  •  Mẹ bầu cần thực hiện thêm một số xét nghiệm sàng lọc chuyên sâu hơn
  • Xét nghiệm sàng lọc NIPT
  • Phương pháp chọc ối và sinh thiết gai rau

Nếu thực hiện tất cả các xét nghiệm trên mà kết quả vẫn cho thấy trẻ bị Down, thì bạn cần phải lắng nghe lời phân tích của bác sĩ để đưa ra cho mình kết quả cuối cùng.

Nếu trẻ còn kèm theo các dị tật khác hoặc có dị tật tim nghiêm trọng; thì việc cân nhắc đình chỉ thai lúc này có thể là giải pháp cần thiết và nên làm.