Hạ cam là nhiễm trùng vùng da sinh dục hoặc màng nhầy do Haemophilus ducreyi và đặc trưng bởi sẹo lồi, loét đau, và sưng các hạch bạch huyết bẹn để dẫn đến sự mưng mủ. Chẩn đoán thường là lâm sàng vì việc nuôi dưỡng vi sinh rất khó. Điều trị bằng macrolide (azithromycin hoặc erythromycin), ceftriaxone, hoặc ciprofloxacin.
Nội dung
Tổng quan bệnh Hạ cam
Bệnh hạ cam là bệnh gì?
Đây là một bệnh lý nhiễm trùng lây lan qua đường sinh dục, có tính chất tương tự như bệnh herpes sinh dục và giang mai. Bệnh hạ cam yếu tố nguy cơ của lây nhiễm HIV.
Nguyên nhân bệnh Hạ cam
Bệnh hạ cam do vi khuẩn Haemophilus ducreyi tấn công vào mô và tạo ra vết loét ở trên hoặc gần cơ quan sinh dục ngoài. Tại những vết loét này có thể chảy máu hoặc chảy dịch làm lây nhiễm khi quan hệ tình dục đường miệng, hậu môn hay âm đạo.
Triệu chứng bệnh Hạ cam
Bệnh hạ cam có các triệu chứng khác nhau giữa nam và nữ, thường có biểu hiện bệnh sau từ 1 đến nhiều tuần kể từ khi quan hệ tình dục.
- Đối với nam giới thường có biểu hiện là các nốt nhỏ có màu đỏ ở vùng sinh dục rồi phát triển thành vết loét trong vòng một đến hai ngày tại dương vật và bìu;
- Đối với nữ giới biểu hiện là có 4 nốt đỏ hoặc nhiều hơn ở môi lớn, giữa môi lớn và hậu môn hoặc ở đùi. Khi Nốt đỏ loét ra sẽ gây cảm thấy đau rát khi đi tiểu và đại tiện.
- Ở cả 2 giới có thể có các triệu chứng sau: loét có kích thước khác nhau ở bất cứ nơi nào, đường kính từ 5cm; Bờ vết loét rõ, xói mòn và không cứng, nền vết loét phủ bởi dịch tiết mủ hoại tử màu vàng hoặc xám, dưới là tổ chức hạt mủ, dễ chảy máu; vết loét dễ chảy máu khi chạm; có thể đau trong khi giao hợp hoặc khi đi tiểu; vùng háng bị sưng; xuất hiện hạch bẹn sưng to có thể tạo ổ mủ loét ra da.
Khi có các dấu hiệu của bệnh hạ cam mềm hoặc khi đã quan hệ tình dục với người mắc bệnh, quan hệ với bạn tình có nguy cơ cao mắc bệnh cần gặp ngay bác sĩ đề được điều trị kịp thời.
Đường lây truyền bệnh Hạ cam
Bệnh hạ cam có thể lây truyền từ người này sang người khác khi tiếp xúc da với người bị bệnh.
Đối tượng nguy cơ bệnh Hạ cam
Bệnh hạ cam có nguy cơ ảnh hưởng đối với cả nam và nữ, không phân biệt tuổi tác. Tuy nhiên, đặc biệt những người quan hệ tình dục không an toàn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh, những người sinh sống ở chế độ chăm sóc sức khỏe, thức ăn, nhà cửa, nguồn nước thấp.
Phòng ngừa bệnh Hạ cam
Để phòng ngừa bệnh hạ cam, có thể áp dụng các biện pháp sau: giới hạn số lượng bạn tình và quan hệ tình dục an toàn; tránh các hành vi nguy cơ cao dẫn đến bệnh hạ cam mềm hay các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác; thông báo cho bạn tình biết nếu bạn bị bệnh để họ được khám và điều trị.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Hạ cam
Cận lâm sàng chẩn đoán hạ cam mềm như thế nào?
Để chẩn đoán bệnh, trước hết có thể thông qua kết quả khám lâm sàng các vết loét, khám hạch bẹn sưng và loại trừ các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
Ngoài ra bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập được từ việc lấy mẫu dịch từ vết loét.
Các biện pháp điều trị bệnh Hạ cam
Để điều trị bệnh hạ cam, có thể ử dụng thuốc hoặc phẫu thuật.
- Về thuốc, có thể sử dụng thuốc kháng sinh để giúp làm lành vết thương nhanh chóng và để lại ít sẹo. Các loại kháng sinh như ceftriaxone và azithromycunn còn giúp giảm nguy cơ bị sẹo và làm lành vết loét;
- Về phẫu thuật, là phương pháp dùng để dẫn lưu ổ mủ ở hạch bẹn bằng kim giúp giảm tình trạng sưng và đau cũng như làm lành vết loét nhưng có thể để lại sẹo.
Bệnh hạ cam có nguy hiểm không?
Vết loét do bệnh hạ cam để lại có thể lành không để lại sẹo, tuy nhiên nếu không điều trị sẽ dẫn đến sẹo vĩnh viễn ở cơ quan sinh dục nam và gây nhiều biến chứng nghiêm trọng hoặc nhiễm trùng ở nữ.
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh như: rò đường tiểu, sẹo ở bao quy đầu. Ngoài ra, những bệnh nhân đã chẩn đoán mắc bệnh hạ cam cần thiết phải thăm khám, chẩn đoán nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như: HIV, giang mai… để có phương pháp điều trị kịp thời.
- Bệnh ấu dâm: Khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa
- Hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- Hội chứng Zollinger-Ellison: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- Hạ canxi máu: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- Hạ kali máu: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị