Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến hàng đầu ở phụ nữ trên thế giới. Bệnh có thể được chữa khỏi nếu phát hiện bệnh sớm. Tuy nhiên phần lớn những người mắc bệnh không biết mình mắc bệnh do bệnh thường không có những dấu hiệu nổi bật. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về dấu hiệu của ung thư cổ tử cung qua bài viết dưới đây:
Nội dung
1. Ung thử cổ tử cung là gì?
Cổ tử cung của chị em phụ nữ được bao phủ bởi một lớp mô mỏng – lớp mô này được tạo thành từ các tế bào. Ung thư cổ tử cung là do các tế bào ở cổ tử cung bắt đầu phát triển vượt quá mức kiểm soát của cơ thể gây ra. Các tế bào mới này phát triển nhanh chóng và tạo ra khối u trong cổ tử cung.
2. Nguyên nhân gây ung thư
- Nhiễm virus HPV (Human Papillomavirus) 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59, 68, 82. Trong đó khoảng 2/3 số ung thư cổ tử cung là do týp HPV 16 và 18.
- Hút thuốc lá.
- Suy giảm miễn dịch do thuốc hay các bệnh lý ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch như HIV, AIDS.
- Nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục như herpes sinh dục, HIV, chlamydia…
- Lạm dụng thuốc tránh thai thời gian dài làm tăng khả năng viêm niêm mạc màng trong tử cung và khiến việc thụ thai trở nên khó khăn hơn.
- Chế độ ăn ít trái cây và rau.
- Thừa cân có thể làm tăng nồng độ Estrogen (hormone sinh dục nữ chính), dẫn đến nguy cơ cao bị ung thư tuyến.
- Sinh đẻ nhiều lần – sinh con sớm: Những phụ nữ sinh từ 3 con trở lên hoặc sinh con trước 17 tuổi có khả năng bị ung thư cổ tử cung gấp đôi người bình thường.
- Tiền sử gia đình có người bị: Nếu gia đình bạn có người hoặc chính bố, mẹ bạn mắc các bệnh nguy hiểm thì bạn cũng sẽ có tỉ lệ mắc bệnh khá cao.
- Có mẹ sử dụng Diethylstilbestrol (DES) là loại hormone có tác dụng phòng sẩy thai. Những người phụ nữ có mẹ sử dụng DES trong 16 tuần đầu mang thai có nguy cơ xuất hiện carcinom tuyến tế bào sáng nhiều hơn phụ nữ có mẹ không dùng DES.
- Hoàn cảnh sống khó khăn, không thể tiếp cận với dịch vụ chăm sóc y tế đầy đủ.
3. Những ai có nguy cơ mắc ung thư
- Nhiều bạn tình
- Bạn tình quan hệ tình dục với nhiều người khác.
- Quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên (dưới 18 tuổi)
- Cá nhân có tiền sử bị loạn sản cổ tử cung
- Gia đình có tiền sử bị ung thư
- Hút thuốc
- Bị mắc một số bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs), chẳng hạn như chlamydia
- Mắc các vấn đề về hệ thống miễn dịch
- Con sinh ra có nguy cơ bị nhiễm HPV nếu người mẹ đã sử dụng thuốc diethylstilbestrol (DES- thuốc nội tiết tố dùng để ngăn ngừa sảy thai) trong khi mang thai.
4. Biến chứng của ung thư cổ tử cung
- Vô sinh: gây ảnh hưởng lớn đến cổ tử cung – nơi để trứng và tinh trùng phát triển. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân ung thư cổ tử cung vì nhiều lý do buộc phải cắt cổ tử cung để đảm bảo tính mạng. Điều này khiến người phụ nữ mất đi thiên chức làm mẹ. Bên cạnh đó, nếu buồng trứng bị cắt người bệnh cũng có thể bị mãn kinh sớm.
- Ảnh hưởng đến tâm lý: là nguyên nhân gây ra rối loạn cảm xúc có thể dẫn đến trầm cảm, là tác nhân khiến nhiều hạnh phúc gia đình tan vỡ, ảnh hưởng đến đời sống của cá nhân và gia đình.
- Suy thận: Trong nhiều trường hợp, khối u ung thư cổ tử cung có thể chen vào niệu quản, ngăn chặn dòng nước tiểu ra khỏi thận. Nước tiểu tích tụ lâu ngày khiến thận sưng, khả năng dẫn đến sẹo, làm suy giảm chức năng của thận.
- Chảy máu: Nếu ung thư cổ tử cung lan vào âm đạo, ruột hoặc bàng quang có thể gây chảy máu. Chảy máu có thể xảy ra ở âm đạo, trực tràng hoặc đoạn đi tiểu lẫn máu.
5. Các chẩn đoán, dấu hiệu ung thư
- Xét nghiệm Pap: Phát hiện các tế bào bất thường.
- Xét nghiệm HPV COBAS.
- Soi cổ tử cung: Quan sát cổ tử cung.
- Sinh thiết khoét chóp: Lấy mẫu mô ở cổ tử cung và quan sát dưới kính hiển vi.
- Kiểm tra tử cung, âm đạo, trực tràng, bàng quang.
- Xét nghiệm máu: Kiểm tra xương, máu và thận.
- CT scan: Xác định khối u và mức độ lan rộng của các tế bào ung thư.
Để phòng ngừa và phát hiện điều trị bệnh sớm, chị em phụ nữ hãy chủ động đi khám và trang bị cho mình những kiến thức phòng bệnh để có 1 cuộc sống khỏe mạnh.