Hạ thân nhiệt được định nghĩa là khi thân nhiệt của trẻ < 36 đến 36,5 ° C. Ở trẻ sơ sinh non tháng, hạ thân nhiệt làm tăng tỷ lệ bệnh tật và tử vong. Hạ nhiệt độ có thể là hoàn toàn do môi trường hoặc là dấu hiệu của tình trạng bệnh lý (ví dụ, nhiễm trùng). Duy trì nhiệt độ phù hợp trong phòng sinh hoặc phòng mổ là rất quan trọng trong việc giảm thân nhiệt của trẻ. Trẻ bị hạ nhiệt độ cần được làm ấm trở lại từ từ và cần được đánh giá các tình trạng bệnh kèm theo để can thiệp điều trị kịp thời.
Nội dung
- Tổng quan bệnh Hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh
- Nguyên nhân bệnh Hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh
- Triệu chứng bệnh Hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh
- Đường lây truyền bệnh Hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh
- Đối tượng nguy cơ bệnh Hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh
- Phòng ngừa bệnh Hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh
- Các biện pháp chẩn đoán bệnh Hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh
- Các biện pháp điều trị bệnh Hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh
Tổng quan bệnh Hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh
Cân bằng nhiệt bị ảnh hưởng bởi độ ẩm tương đối, lưu lượng không khí, tiếp xúc trực tiếp với bề mặt lạnh/mát, gần các vật thể mát và nhiệt độ không khí xung quanh. Trẻ sơ sinh dễ bị mất nhiệt nhanh và do đó bị hạ thân nhiệt do tỷ lệ diện tích bề mặt cao so với thể tích, thậm chí còn cao hơn ở trẻ sơ sinh nhẹ cân. Có một số cơ chế để mất nhiệt gồm:
- Mất nhiệt bức xạ: Da trần tiếp xúc với môi trường có chứa các vật thể có nhiệt độ lạnh hơn.
- Mất nhiệt do bay hơi
- Mất nhiệt dẫn nhiệt: Trẻ sơ sinh được đặt tiếp xúc với bề mặt hoặc vật thể mát mẻ.
- Mất nhiệt đối lưu: Một luồng không khí xung quanh mát hơn mang nhiệt ra khỏi trẻ sơ sinh.
Căng thẳng lạnh kéo dài mà phụ huynh không được nhận ra có thể chuyển hướng calo để tạo ra nhiệt, làm trẻ chậm lớn. Trẻ sơ sinh có một phản ứng trao đổi chất để làm mát liên quan đến sinh nhiệt hóa học bằng cách xả thần kinh giao cảm của norepinephrine trong mỡ nâu (brown fat). Mô mỡ chuyên biệt này của trẻ sơ sinh nằm sau gáy, xung quanh thận và tuyến thượng thận, phản ứng bằng cách thủy phân chất béo, sau đó là oxy hóa hoặc tái ester hóa các axit béo được giải phóng. Những phản ứng này tạo ra nhiệt và nguồn cung cấp máu dồi dào cho mô mỡ nâu giúp truyền nhiệt sang cơ thể trẻ sơ sinh. Phản ứng này làm tăng tốc độ trao đổi chất và tiêu thụ oxy gấp 2 đến 3 lần. Do đó, ở trẻ sơ sinh bị suy hô hấp, trẻ bị lạnh cũng có thể dẫn đến thiếu oxy mô và tổn thương thần kinh. Kích hoạt glycogen có thể gây tăng đường huyết thoáng qua. Hạ thân nhiệt kéo dài có thể dẫn đến hạ đường huyết, nhiễm toan chuyển hóa và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng huyết.
Mặc dù có cơ chế bù trừ, trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sơ sinh nhẹ cân, có khả năng điều hòa nhiệt độ kém và dễ bị giảm nhiệt độ cơ thể.
Môi trường nhiệt trung tính (thermoneutrality) là vùng nhiệt độ tối ưu cho trẻ sơ sinh; nó được định nghĩa là nhiệt độ môi trường mà tại đó nhu cầu trao đổi chất để duy trì nhiệt độ cơ thể trong phạm vi bình thường (36,5 đến 37,5 ° C tại trực tràng) là thấp nhất. Môi trường nhiệt trung tính có phạm vi hẹp từ 36,7 ° đến 37,3 ° C.
Nguyên nhân bệnh Hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh
Hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh có thể do các yếu tố môi trường, rối loạn của cơ thể làm giảm nhiệt độ (ví dụ như nhiễm trùng huyết, xuất huyết nội sọ, hội chứng cai thuốc) hoặc kết hợp. Các yếu tố tại phòng sinh của cơ sở Y tế khiến trẻ sơ sinh hạ thân nhiệt bao gồm: sinh nở ở khu vực có nhiệt độ môi trường dưới mức khuyến nghị, mẹ tăng huyết áp, sinh mổ và điểm Apgar thấp.
Triệu chứng bệnh Hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh
Dấu hiệu hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh gồm:
- Da có màu xanh ở chân và tay (Acrocyanosis), da mát, nhợt nhạt
- Hạ đường huyết
- Tăng đường huyết thoáng qua
- Rối loạn nhịp tim
- Khó thở, bồn chồn, hô hấp nông và không đều
- Suy hô hấp, ngừng thở, thiếu oxy máu, toan chuyển hóa
- Giảm hoạt động, thờ ơ, hạ huyết áp
- Khóc yếu ớt, bú kém
- Giảm cân
Biến chứng của hạ thân nhiệt ở trẻ
Điều trị hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh rất quan trọng để tránh nguy cơ và có khả năng biến chứng đe dọa tính mạng. Chuyển hóa tế bào tăng lên diễn ra khi trẻ sơ sinh cố gắng giữ ấm, dẫn đến tăng tiêu thụ oxy, khiến trẻ sơ sinh nguy cơ thiếu oxy, biến chứng tim mạch và nhiễm toan. Những đứa trẻ sơ sinh này cũng ở nguy cơ hạ đường huyết do tăng tiêu thụ glucose cần thiết cho sản xuất nhiệt. Biến chứng thần kinh, tăng bilirubin máu, rối loạn đông máu, và thậm chí tử vong nếu tình trạng hạ thân nhiệt không được điều trị tiến triển.
Đường lây truyền bệnh Hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh
Hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh không phải là bệnh truyền nhiễm, do đó không lây truyền sang cho các trẻ khác.
Đối tượng nguy cơ bệnh Hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh
- Trẻ sinh non
- Trẻ đẻ ngạt gây thiếu oxy cho chuyển hóa tế bào
- Trẻ sinh ra hoặc nuôi trong môi trường có nhiệt độ thấp như nhiệt độ trong phòng lạnh, cửa sổ gió lùa, trẻ không được ủ ấm, do đái ỉa làm ướt quần áo, phụ huynh cho trẻ tắm lâu, nước tắm lạnh.
- Chăm sóc điều trị hoặc hồi sức tích cực lâu mà trẻ không được ủ ấm
- Trẻ bị nhiễm trùng và bệnh lý khác làm trẻ bị cạn kiệt năng lượng và hạ thân nhiệt
Phòng ngừa bệnh Hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh
Duy trì nhiệt độ môi trường thích hợp là bước quan trọng nhất trong việc ngăn ngừa hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo nhiệt độ phòng sinh tối thiểu là 25°C đến 28°C và trẻ sơ sinh được lau khô ngay lập tức sau sinh, sử dụng biện pháp da kề da với người mẹ.
Trẻ sinh non bị hạ thân nhiệt khi được đưa vào đơn vị chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh sẽ đã tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong. Khi tăng nhiệt độ trong các phòng sinh và phòng phẫu thuật đã cho thấy sẽ giảm tỷ lệ hạ thân nhiệt khi nhập khoa chăm sóc đặc biệt. Do đó, Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics) và Hội Tim mạch học Hoa Kỳ (American College of Cardiology/ACC) khuyến cáo các phòng sinh và phẫu thuật (đặc biệt là trẻ sinh non) có nhiệt độ từ 23°C đến 25°C . Bởi vì chỉ tăng nhiệt độ phòng khi bắt đầu sinh có thể khiến cho mất nhiệt bức xạ đối với các bề mặt mát và mất nhiệt đối lưu, do đó phòng sinh và phòng mổ nên được duy trì ở nhiệt độ khuyến nghị liên tục.
Vào thời điểm khi trẻ sinh ra, trẻ sơ sinh nên được lau khô ngay lập tức và sau đó quấn tã (bao gồm cả đầu) trong một chiếc chăn ấm để tránh bay hơi, dẫn nhiệt và mất nhiệt đối lưu. Đối với trẻ sinh non, việc đặt vào túi polyetylen ngay sau khi sinh đã được nghiên cứu cho thấy để giúp duy trì nhiệt độ của trẻ.
Khi trẻ sơ sinh nên được đặt cạnh một máy sưởi ấm để tránh tổn thất nhiệt. Đối với trẻ sơ sinh bị bệnh nên được duy trì trong môi trường nhiệt trung tính để giảm thiểu tốc độ trao đổi chất. Nhiệt độ lồng ấp thích hợp khác nhau tùy thuộc vào cân nặng lúc sinh của trẻ sơ sinh và tuổi sau sinh và độ ẩm trong lồng ấp. Ngoài ra, hệ thống sưởi có thể được điều chỉnh với bộ cơ chế để duy trì nhiệt độ ở da là 36,5°C.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh
Dựa vào các triệu chứng kể trên và đo nhiệt độ cho trẻ bằng nhiệt kế thủy ngân hoặc nhiệt kế điện tử, bác sĩ có thể sẽ phát hiện tình trạng trẻ sơ sinh hạ thân nhiệt.
Các biện pháp điều trị bệnh Hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh
Hạ thân nhiệt (nhiệt độ cơ thể 35-36,3 ° C):
- Tiếp xúc da kề da, trong phòng ấm (ít nhất 25 ° C).
- Đội mũ trên đầu trẻ sơ sinh
- Bọc mẹ và trẻ sơ sinh bằng chăn ấm
Hạ thân nhiệt vừa phải (nhiệt độ cơ thể 32-34,9 ° C)
- Nằm dưới đèn sưởi
- Cho trẻ nằm tủ ấm
- Đặt nệm nước ấm
- Nếu không có thiết bị có sẵn thì có thể sử dụng biện pháp da kề da với mẹ trong phòng ấm (ít nhất 25 ° C)
Hạ thân nhiệt nặng (nhiệt độ cơ thể dưới 32 ° C)
- Sử dụng lồng ấp (nên đặt cao hơn nhiệt độ cơ thể từ 1 đến 1,5 ° C) và nên điều chỉnh khi nhiệt độ trẻ sơ sinh tăng
- Nếu không có thiết bị, có thể sử dụng biện pháp da kề da hoặc phòng ấm
- Dị ứng thời tiết: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- Hạ canxi máu: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- Hạ kali máu: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- Chẩn đoán và điều trị bệnh còn ống động mạch
- Cao huyết áp ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị