Liệt ruột là nguyên nhân dẫn đến tắc ruột sau mổ. Tắc ruột chỉ tình trạng sự chuyển động của ống tiêu hóa bị suy giảm do một lý do nào đó làm cho thức ăn, nước, hơi không thể đi xuống dưới làm tích tụ lại.
Nội dung
Tổng quan bệnh Liệt ruột
Liệt ruột là tình trạng tích tụ dịch và khí trong lòng ruột do thành bụng bị ức chế, là tình trạng tê liệt tạm thời một phần của ruột sau phẫu thuật. Thông thường, tình trạng này sẽ tự khỏi sau 2 – 3 ngày.
Liệt ruột là nguyên nhân dẫn đến tắc ruột sau mổ. Tắc ruột chỉ tình trạng sự chuyển động của ống tiêu hóa bị suy giảm do một lý do nào đó làm cho thức ăn, nước, hơi không thể đi xuống dưới làm tích tụ lại. Nếu không được điều trị kịp thời, tắc ruột sẽ gây thủng ruột, làm cho các vi khuẩn trong đường tiêu hóa lan tràn tới các cơ quan trong cơ thể gây nhiễm trùng, hoại tử, viêm phúc mạc gây nguy hiểm đến tính mạng, có nguy cơ tử vong cao. Tắc ruột sau mổ là nguyên nhân thường gặp nhất. Vì vậy cần theo dõi người bệnh sau phẫu thuật và có biện pháp điều trị kịp thời để đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Nguyên nhân bệnh Liệt ruột
Hầu hết nguyên nhân gây liệt ruột xảy ra sau phẫu thuật ổ bụng, khi các cơ quan trong ổ bụng chưa được hồi phục một cách hoàn toàn và đúng đắn.
Một số nguyên nhân dẫn đến liệt ruột như:
- Nhiễm khuẩn huyết.
- Liệt ruột sau phẫu thuật.
- Viêm ổ bụng, viêm phúc mạc, tụ máu sau phúc mạc.
- Chấn thương (gãy xương sườn, gãy cột sống).
- Rối loạn chuyển hóa.
Triệu chứng bệnh Liệt ruột
Các triệu chứng của bệnh liệt ruột như:
- Người bệnh xuất hiện cảm giác đau bụng nhẹ, đầy hơi, buồn nôn và táo bón.
- Bụng người bệnh có thể mềm, phình to hoặc căng ra.
- Giảm hoặc mất nhu động ruột.
Liệt ruột sau mổ là nguyên nhân gây nên tình trạng tắc ruột sau mổ. Những triệu chứng về tắc ruột sau mổ gồm có:
- Đau quặn bụng, chán ăn, cảm giác đầy bụng.
- Táo bón, không trung tiện được.
- Bụng chướng, buồn nôn, nôn mửa, chất nôn giống như phân.
Việc theo dõi các triệu chứng của bệnh liệt ruột để tránh biến chứng tắc ruột rất quan trọng. Bất kể khi nào người bệnh xuất hiện các triệu chứng hoặc các triệu chứng không tự mất đi cần báo ngay cho bác sĩ để được chẩn đoán và xử trí kịp thời.
Đối tượng nguy cơ bệnh Liệt ruột
Bệnh liệt ruột gặp ở các mọi đối tượng và mọi lứa tuổi cả trẻ em và người lớn đặc biệt sau khi phẫu thuật ổ bụng. Do biến chứng của liệt ruột gây tắc ruột rất nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao nên nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng của liệt ruột hoặc bệnh không tự hết hay thuyên giảm cần đi gặp bác sĩ chuyên khoa ngay để điều trị sớm, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Do đó, việc theo dõi các triệu chứng của liệt ruột sau phẫu thuật rất quan trọng, có ý nghĩa sống còn với người bệnh.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Liệt ruột
Chẩn đoán bệnh liệt ruột và tắc ruột sau mổ kết hợp giữa việc khám lâm sàng cùng với thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán.
- Khám lâm sàng xác định các triệu chứng của bệnh liệt ruột. Bác sĩ sẽ xác định triệu chứng của người bệnh để chẩn đoán và có biện pháp xử lý kịp thời.
- Thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như Xquang, CT, siêu âm giúp xác định ruột có bị ứ khí hay dịch không đồng thời giúp xác định vị trí bị tắc để có biện pháp can thiệp kịp thời.
- Xét nghiệm máu giúp đánh giá tình trạng nhiễm trùng, rối loạn chuyển hóa giúp đánh giá tổn thương và mức độ tổn thương của ruột qua đó giúp đánh giá tình trạng bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời.
Các biện pháp điều trị bệnh Liệt ruột
Thông thường, liệt ruột cơ năng sau mổ sẽ tự khỏi sau 2 – 3 ngày. Một số phương pháp điều trị liệt ruột nếu người bệnh không tự khỏi được áp dụng hiện nay như hút dịch dạ dày, đặt sonde trực tràng, điều chỉnh nước – điện giải, kích thích nhu động ruột giúp điều trị bệnh. Nếu sau khi thực hiện các biện pháp trên người bệnh vẫn không khỏi thì cần hội chẩn để tìm biện pháp điều trị phù hợp.
- Liệt mặt: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- Liệt dây thần kinh số 6: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị bại liệt
- Liệt nửa người: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- Lao ruột: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị