Nguyên nhân, triệu chứng mắc viêm loét dạ dày

NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG CẢNH BÁO BẠN ĐÃ MẮC VIÊM LOÉT DẠ DÀY

Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh lý về đường tiêu hóa phổ biến nhất. Khi được phát hiện sớm ở giai đoạn đầu, bệnh có thể dễ dàng chữa khỏi nhưng nếu chủ quan để lâu ngày mà không được điều trị, bệnh sẽ tiến triển nặng và có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm, đặc biệt viêm loét dạ dày, đặc biệt là viêm loét có nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Việc hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng của bệnh sẽ giúp người bệnh chủ động trong chữa trị hay thăm khám, điều trị và phòng ngừa hiệu quả hơn. Để chắc chắn bạn có thể đặt lịch khám bệnh online tại nhà qua MeApp để được gặp các chuyên gia đầu ngành thăm khám và tư vấn

1 VIÊM LOÉT DẠ DÀY LÀ GÌ?

Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương, viêm sưng, lâu dần biến chuyển thành các vết loét gây nhiều triệu chứng. Những tổn thương này xảy ra khi lớp niêm mạc (màng lót bên trong cùng) của dạ dày bị bào mòn và các lớp bên dưới thành dạ dày hay ruột bị lộ ra. Người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có phương án điều trị sớm nhất.

                                                      Minh họa viêm loét dạ dày

 

2 NGUYÊN NHÂN GÂY RA VIÊM LOÉT DẠ DÀY?

Hai nguyên nhân chính gây ra loét dạ dày là nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Vi khuẩn HP) hay dùng các loại thuốc có tác dụng giảm đau, kháng viêm kết hợp với các yếu tố, thói quen ăn uống sinh hoạt khác.

2.1. Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Vi khuẩn HP)

Đây là một trong những tác nhân chính gây ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh viêm loét dạ dày. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn sẽ chui vào trong lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày và tiết ra các độc tố ức chế chức năng của niêm mạc chống lại axit khiến vết loét ngày càng bị tổn thương nghiêm trọng hơn. 

                                                           Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP)
  1. 2. Thường xuyên sử dụng các loại thuốc có tác dụng giảm đau, kháng viêm

Đây là nguyên nhân tiếp theo dẫn đến viêm loét dạ dày. Việc sử dụng lâu dài thuốc kháng viêm, giảm đau nhất là với các trường hợp nhỏ tuổi, khi mà chức năng niêm mạc vẫn còn chưa phát triển hay kể cả với người lớn đều làm ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin, là chất có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày.

                                                           Hình minh họa thuốc kháng sinh

 

2. 3 . Các yếu tố, thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh
  • Thường xuyên hút thuốc lá và uống rượu bia (hoặc các loại đồ uống có chứa các chất kích thích khác). Chất nicotine khiến cơ thể tiết ra nhiều cortisol – đây là tác nhân chính làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày.
  • Căng thẳng thần kinh (stress), hay lo lắng kéo dài khiến dạ dày tiết nhiều axit hơn gây ra viêm loét dạ dày.
  • Thói quen sinh hoạt không lành mạnh như thức khuya, bỏ bữa sáng, ăn khuya, ít vận động…không chỉ ảnh hưởng toàn diện tới sức khỏe mà còn là yếu tố thuận lợi dẫn đến viêm loét dạ dày

3 CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH VIÊM LOÉT DẠ DÀY?

3.1. Đau vùng bụng trên rốn (hay còn gọi là đau vùng thượng vị)

Đây là dấu hiệu chính của bệnh viêm loét dạ dày. Cơn đau thường sẽ xuất hiện vào lúc đói hoặc là lúc sau ăn khoảng 2 – 3 tiếng, có thể đau vào lúc nửa đêm về sáng, lan ra sau lưng. Cơn đau xuất hiện âm ỉ, đau tức bụng hoặc đau quặn từng cơn. Bạn nên hạn chế ăn những món ăn chua, cay nóng… để hạn chế tác động tới vết loét dạ dày.

                                                 Ảnh minh họa đau vùng thượng vị

 

3.2. Đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn.

Một số triệu chứng như đầy bụng, buồn nôn cũng là một trong những dấu hiệu thường xuyên của bệnh viêm loét dạ dày. Người bệnh thường xuyên cảm thấy đầy bụng, khó tiêu sau khi ăn là do dạ dày bị tổn thương, kéo theo hoạt động tiêu hóa chậm lại gây ra khó chịu ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

                                                                  Ảnh minh họa đầy bụng khó tiêu
3.3. Mất ngủ, ngủ không ngon giấc

Mất ngủ hay thường xuyên ngủ không ngon giấc, bị gián đoạn do bụng bị đầy hơi, bụng nặng, tức bụng do cảm giác khó tiêu hoặc đau do lúc đói nửa đêm về sáng, axit dạ dày tiết ra chám tới vết loét viêm dạ dày.

                                                                      Ảnh minh họa mất ngủ

 

3.4. Ợ hơi, ợ chua hoặc nóng rát thượng vị

Đa số bệnh nhân khi bị viêm loét dạ dày thường hay ợ hơi, ợ chua nhiều lần trong ngày ở thời kỳ đầu mắc phải. Một triệu chứng nặng hơn là ợ nóng rát vùng thượng vị xuất hiện khi bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản.

                                                                      Ảnh minh họa mất ngủ

 

3.5. Rối loạn tiêu hóa

Một dấu hiệu của viêm loét dạ dày nữa đó là triệu chứng bị tiêu chảy hoặc táo bón. Nguyên nhân là việc tiêu hóa không ổn định, khi các thành niêm mạc dạ dày bị tổn thương, các dưỡng chất từ thực phẩm nạp vào cơ thể sẽ khó được hấp thu, tiêu hóa chậm.

                                                                 Ảnh minh họa rối loạn tiêu hóa

 

Tuy nhiên các triệu chứng kể trên chỉ mang tính chất gợi ý chứ không thể chẩn đoán một cách chính xác. Người bệnh nên đến bệnh viện để được tiến hành các các thủ thuật chuyên khoa, xét nghiệm kiểm tra, đặc biệt là tiến hành nội soi dạ dày để biết chính xác tình trạng bệnh, có bị nhiễm vi khuẩn HP hay không. Từ đó, bác sĩ có thể đưa ra pháp đồ điều trị hiệu quả.

 

Để có thể nhanh chóng thăm khám bác sĩ, người bệnh có thể đặt lịch khám online nhanh chóng tiện lợi tại MeApp là dịch vụ đặt khám bệnh trực tuyến có liên kết với các bệnh viện tuyến đầu về điều trị của cả nước, hỗ trợ người bệnh đặt lịch khám bệnh dễ dàng, thuận lợi, nhanh chóng nhất.

Thông tin liên quan:

8 Cách chữa đau dạ dày nhanh chóng, hiệu quả tức thì