Tăng huyết áp là căn bệnh rất nguy hiểm nhưng lại thường ít triệu chứng thể hiện, khiến cho nhiều người không phát hiện ra bệnh kịp thời mà chỉ tình cờ phát hiện khi đi khám một bệnh lý khác. Nhưng những biến chứng của tăng huyết áp lại rất nguy hiểm, khó lường, thậm chí gây tử vong.
Nội dung
Những đối tượng có nguy cơ bị tăng huyết áp
9 nhóm đối tượng điểm hình có nguy cơ cao bị bệnh:
- Người mà gia đình có tiền sử cao huyêt áp
- Người có độ tuổi từ 35 tuổi trở lên
- Người thừa cân, béo phì rất dễ mắc bệnh tăng huyết áp
- Người mắc bệnh lý như thận, tim mạch, tiểu đường
- Người có tinh thần hay căng thẳng, tính nết nóng nảy
- Người có thói quen ăn uống không hợp lý: ăn mặn, ăn nhiều thức ăn chứa Natri, ăn quá nhiều mỡ hoặc ăn nhiều đường
- Người ít vận động, hoạt động thể lực thường xuyên
- Người nghiện thuốc lá
- Và người nghiện ruợu bia
Huyết áp bao nhiêu được gọi là cao?
Các loại cao huyết áp:
- Cao huyết áp tự phát (không có nguyên nhân gây bệnh).
- Cao huyết áp thứ phát (do các bệnh tim mạch, thận… gây ra).
- Cao huyết áp tâm thu.
- Cao huyết áp thai kỳ (tiền sản giật).
Phân độ tăng huyết áp theo hội tim mạch:
- Huyết áp tối ưu: Huyết áp tâm thu < 120 mmHg và huyết áp tâm trương < 80 mmHg
- Huyết áp bình thường: Huyết áp tâm thu 130-139 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 85-89 mmHg
- Tăng huyết áp độ 1: Huyết áp tâm thu 140-159 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 90-99 mmHg
- Tăng huyết áp độ 2: Huyết áp tâm thu 160-179 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 100-109 mmHg
- Tăng huyết áp độ 3: Huyết áp tâm thu ≥ 180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 110 mmHg
- Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và huyết áp tâm trương < 90 mmHg
Triệu trứng điển hình của bệnh
Một số triệu chứng điển hình nghi ngờ bệnh :
- Đau đầu, hoa mắt, ù tai, mất thăng bằng.
- Thở nông.
- Chảy máu mũi.
- Tim đập nhanh, đau ngực, khó thở
- Chóng mặt.
- Mắt nhìn mờ.
- Mặt đỏ, buồn nôn, ói mửa.
- Tiểu máu.
- Mất ngủ.
Những biến chứng nguy hiểm khi bị tăng huyết áp
Những biến chứng của cao huyết áp:
- Suy tim: Tim phải làm việc quá sức để bơm máu đi nuôi cơ thể, lâu ngày khiến tim bị to ra và yếu đi.
- Suy thận: Các mạch máu trong thận bị hẹp lại gây suy thận.
- Đột quỵ, nhồi máu cơ tim: Nguy cơ xơ vữa động mạch ở người bị tăng huyết áp rất cao. Thành mạch bị xơ cứng có thể dẫn đến đột quỵ, đau tim, nhồi máu cơ tim
- Phình động mạch: Huyết áp cao có thể gây phình động mạch, dẫn đến chảy máu nội bộ, đe dọa tính mạng.
- Biến chứng não: Xuất huyết não, nhồi máu não, mất trí nhớ do động mạch bị thu hoạch.
- Hội chứng chuyển hóa: Rối loạn chuyển hóa của cơ thể như tăng nồng độ insulin, tăng vòng eo, giảm HDL-C…
- Xuất huyết võng mạc: Các mạch máu trong mắt bị vỡ, gây ra nhiều vấn đề về thị lực, nguy hiểm hơn là mù lòa.
Phòng ngừa bệnh cao huyết áp như thế nào?
Để phòng ngừa cao huyết áp cần lưu ý thực hiện những điều dưới đây:
-Duy trì cân nặng hợp lý. Nếu có thừa cân – béo phì cần tìm cách giảm cân.
-Ăn nhiều rau xanh và trái cây, ngũ cốc, cá; hạn chế ăn nhiều thịt, đồ ăn nhiều chất béo, rượu bia và các chất kích thích có hại khác…
-Ăn nhạt muối, không nên ăn quá 10gr muối/ngày
-Tập thể dục thể thao thường xuyên, mỗi ngày nên dành từ 30 – 60 phút để tập thể dục
-Tránh xa căng thẳng – stress
-Không hút thuốc lá
-Sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày
-Thay đổi lối sống, suy trì lối sống lành mạnh, khoa học
– Thăm khám sức khỏe định kỳ
Vì sao nên chọn cổng dịch vụ y tế Meapp để khám tăng huyết áp?
- Đội ngũ y – bác sỹ là các chuyên gia đầu ngành, trình độ chuyên môn cao, tận tụy và hết lòng vì lợi ích của bệnh nhân. Mang đến hiệu quả cao trong điều trị khám chữa bệnh.
- Dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp.
- Hệ thống trang thiết bị hiện đại, hỗ trợ chẩn đoán và điều trị hiệu quả.
- Không gian khám chữa bệnh hiện đại, văn minh, sang trọng và tiệt trùng tối đa.
Liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline 19002134 để được tư vấn và chăm sóc sức khỏe bạn sớm nhất nhé!