Trẻ sinh non, những nguyên nhân, đặc điểm và biến chứng về sau

Trong thai sản, một vấn đề thường gặp đó là tình trạng trẻ sinh non. Phụ nữ mang thai nên biết nguyên nhân và rủi ro mà bé gặp phải khi chào đời quá sớm để phòng tránh tình trạng này tốt hơn. Giúp mẹ và bé khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.

sinh non

1. Sinh non là gì ?

Sinh non là tình trạng chuyển dạ ba tuần trước ngày dự sinh của em bé. Nói cách khác, sinh non là một trường hợp xảy ra trước khi bắt đầu tuần thứ 37 của thai kỳ.

Trẻ sinh non, đặc biệt là những trẻ sinh ra rất sớm, thường có các vấn đề y tế phức tạp. Thông thường, các biến chứng của sinh non khác nhau. Những em bé được sinh ra càng sớm thì nguy cơ biến chứng càng cao.

2. Trẻ bao nhiêu tuần được gọi là sinh non ?

Thời gian sinh non được phân loại như sau:

  • Sinh cực non: dưới 28 tuần thai kỳ
  • Sinh rất non: từ 28 đến 32 tuần thai kỳ

Sinh non vừa đến muộn: từ 32 đến 37 tuần thai kỳ

trẻ sinh non
trẻ sinh non

3. Nguyên nhân sinh non

Trẻ sinh non trong một số trường hợp không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, những yếu tố dưới đây được cho là làm tăng nguy cơ sinh non của phụ nữ mang thai, bao gồm:

  • Phụ nữ mang thai dưới 18 tuổi hoặc mang thai sau 35 tuổi.
  • Phụ nữ mang thai trong tình trạng thiếu hoặc thừa cân.
  • Mang đa thai.
  • Đã từng sinh non.
  • Đã có tiền sử bị sẩy thai.
  • Tử cung bị khuyết tật.
  • Gặp phải các biến chứng khi mang thai như tiểu đường thai kỳ
  • Thai nhi có dấu hiệu bị di tật bẩm sinh.
  • Trong quá trình mang thai gặp các vấn đề về tâm lý như trầm cảm.
  • Gặp các vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm trùng…
  • Mang thai trong tình trạng thiếu chất dinh dưỡng.
  • Lao động trong môi trường nặng nhọc, vất vả quá sức.
  • Thường xuyên sử dụng bia rượu thuốc lá hoặc lạm dụng chất kích thích như ma túy…

Tuy nhiên, mẹ bầu cần biết là rơi vào một hoặc nhiều yếu tố trên không có nghĩa là mẹ bầu sẽ sinh non. Ngược lại, không gặp phải bất kỳ yếu tố nguy cơ nêu trên vẫn có thể sinh non

4. Dấu hiệu của sinh non

Khi thấy những dấu hiệu này, phụ nữ mang thai cần đến ngay các cơ sở y tế để được hỗ trợ kịp thời:

  • Thay đổi dịch tiết âm đạo (rỉ dịch lỏng, nhầy hơn hoặc có máu)
  • Tiết dịch âm đạo nhiều lên;
  • Tăng áp lực vùng chậu hoặc dưới bụng
  • Đau vùng thắt lưng liên tục, âm ỉ
  • Chuột rút nhẹ ở bụng
  • Đau quặn bụng dưới giống đau bụng kinh, hoặc đau kèm với những cơn co thắt tử cung liên tục
  • Màng ối bị vỡ nước ối xuất hiện và tuôn ra ngoài, đôi khi chỉ là một giọt chất lỏng)
nguyên nhân sinh non
nguyên nhân sinh non

5. Biến chứng của trẻ sinh non

Trẻ sinh non có nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe do các cơ quan của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Các vấn đề sức khỏe mà trẻ sinh non có thể gặp phải bao gồm:

  • Rối loạn tăng trưởng và phát triển
  • Bại não.
  • Lượng đường trong máu thấp.khiến trẻ sinh non dễ bị lạnh bụng
  • Vàng da do gan chưa phát triển hoàn toàn. Những trẻ sinh non quá trình vàng da kéo dài hơn so với trẻ sinh đủ tháng   
  • Rối loạn máu.
  • Gặp vấn đề về tim mạch.
  • Gặp các vấn đề về hô hấp.
  • Hệ miễn dịch yếu. Nguy cơ nhiễm trùng cao. Khả năng miễn dịch của em bé thường có được từ người mẹ trong giai đoạn cuối thai kỳ. Do đó, trẻ sinh non có nguy cơ lây nhiễm cao gấp 4 lần trẻ bình thường.
  • Vấn đề về thị lực hoặc thính giác
  • Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
  • Thoát vị bẹn do yếu cơ vùng nếp gấp đùi.
  • Trẻ sinh non gặp các vấn đề cảm xúc, hành vi…
  • Đôi khi trẻ sinh non có nguy cơ tử vong sớm. Do chưa đủ trưởng thành, sức đề kháng… để tồn tại.

be sinh non
be sinh non

6. Phòng ngừa sinh non

Do sinh non có thể gây ra những vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ nên phải đề phòng sinh non. Để giảm nguy cơ sinh non, mẹ bầu có thể làm như sau:

  • Chăm sóc thai kỳ khỏe mạnh trong suốt quá trình mang thai, bằng cách đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, thể chất, nghỉ ngơi đầy đủ, kiểm soát căng thẳng, không hút thuốc và sử dụng những đồ uống có cồn như rượu, bia, chất kích thích như ma túy, cần sa…
  • Bổ sung dinh dưỡng khi mang thai để ngăn ngừa sự thiếu hụt một số chất dinh dưỡng, chẳng hạn như axit folic và sắt, có thể gây ra các bất thường bẩm sinh ở thai nhi và các vấn đề sức khỏe trong thai kỳ
  • Giữ khoảng cách giữa thai kỳ. Theo nghiên cứu, những bà mẹ mang thai trở lại dưới 6 tháng sau lần sinh cuối cùng có nguy cơ sinh non cao.
  • Khám thai sớm và định kỳ có thể  giúp phát hiện và điều trị sớm để ngăn ngừa các biến chứng.